Page 11 - Me Toi
P. 11
TÌNH THÖÔNG CUÛA MEÏ
"Mẹ" là tiếng gọi thương yêu, "Mẹ" ban cho con cái tình thương vô bờ bến trong bấ t
cứ hoàn cảnh nào, dù là "Mẹ" đương đầu với những thử thách khó khăn, những cơn
nguy khốn, những nhọc nhằn đầy lo âu và "Mẹ" luôn chấp nhận những vô lý nhất của
cuộc sống. Nhưng trái tim của "Mẹ" vẫn là sự thủy chung với cha và sự lan tỏa hơi ấm
cho đàn con thơ dại. Tôi đọc chuyện "Mẹ Tôi" của tác giả Chính Nguyễn trong say sư a,
trong nỗi đoạn trường của nước mắt sầu vơi. "Mẹ" của tác giả là một phụ nữ miền Bắc
sống trong vùng nông thôn, mà khi nông thôn hiền hòa, chất phác ấy bị đe dọa bởi
bom đạn chiến tranh giữa giặc Tây thực dân và phe Việt Cộng tàn ác (núp bóng dưới
danh nghĩa Việt Minh) xâu xé và tranh giành quyền kiểm soát người dân và lãnh th ổ.
Sự tàn ác khi giặc Tây bắn giết bừa bãi, hãm hiếp gái tơ, bọn Việt Cộng cưỡng ép dì
Chúc làm bé, chúng chặt đầu những ai không tuân lời chúng, sự khủng bố đe dọa
người dân thấp cổ bé miệng, bao nhiêu chuyện thê lương, bạn tác giả là một đứa tr ẻ
thơ ngồi khóc bên xác mẹ vì bị trúng bom chết. Nỗi nghiệt ngã trong gia tộc là người
chú ruột của tác giả theo CS, cha tác giả theo QG, nhiều lúc anh em tranh cãi như
muốn tàn sát nhau, ông bà nội tác giả là chứng nhân của sự thực khổ sở. Cả chú và
cha ra đi biền biệt theo kháng chiến. "Mẹ" lo cho 3 con thơ dại những ngày tấm bé, k hi
chiến tranh tàn phá nông thôn "Mẹ" đành dắt díu con thơ về thành làm nghề phụ thợ
hồ khuân vác xi măng làm kế sinh nhai. Vì quá cực nhọc nên "Mẹ" đau nặng, những
đứa con thơ dại chạy đó đây lạy lục xin thuốc men cứu "Mẹ". Tôi chợt ngó tủ thuốc nh à
tôi trong thoáng buồn với ý nghĩ. "Mẹ" bị cảm, nhưng vì lao lực quá sức làm "Mẹ" kiệt
sức. Tôi biết tác giả viết lại hoài niệm về "Mẹ" trong ngậm ngùi, xót xa, hãy đọc tiếp:
"Đêm lạnh mẹ ôm lấy anh em tôi trong nước mắt yêu thương che trở và nỗi
buồn riêng thở dài thâu canh, sáng mẹ đã đi thật sớm trong khi anh em chúng tôi
còn đang co quắp ngủ trên chiếu lạnh, chiều muộn mẹ về với quần áo đầy hồ xi
măng và chân tay mẹ xước da chảy máu. Sau này hỏi ra tôi mớ i biết rằng mẹ tôi
đã làm phu h ồ, một công việc nặng nhọc của đàn ông nhưng mẹ tôi cố xin cho
được công việc này hầu có chút tiền đem về nuôi anh em tôi."
Tâm sự của trẻ thơ trong gia đình nghèo khổ khi miếng ăn không đủ thì làm
sao dám mơ ước đến trường, "Mẹ" đau lòng lắm chứ, "Mẹ" đã khóc vì bất lực
trong tình huống khó khăn. Vì nhà nghèo, có những hôm tác giả phải ăn cắp ra u
muống từ bờ ao của chùa gần nhà cho bữa cơm ngon miệng. Tôi quý tất cả
những đoạn văn mà tôi trích dẫn, vì chính nó cho thấy tâm tư, sự can đảm và
lòng th ành thực của tác giả khi nhắc về cái dĩ vãng đầy nghiệt ngã, thương đau,