Page 270 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 270
nhận Đại Tá Phúc không chết. Tôi gặp ông ở tại Phòng 3 Trại Nam
Hà (năm 1979) vào một ngày trại Nam Hà không đi lao động, các tù
nhân được phép ra sân nấu nướng tự do, tôi đã đến gần khu của các
Đại Tá sinh hoạt để hỏi. Ông Phúc đang nấu nước sôi, tôi hỏi ông:
- Thưa anh, có phải anh là anh Sáu Phúc không ? (anh Sáu có
nghĩa là Đại Tá).
Ông quay lại nhìn tôi và gật đầu.
Tôi xin tự giới thiệu với anh:
- Tôi là em rể anh Đình đây. Tôi muốn biết sự thực về những
ngày cuối cùng tại mặt trận Long Khánh, dù rằng anh tôi chết đã
lâu, vì tôi nghĩ rằng sự thật của lịch sử phải trả về cho lịch sử, tôi
không có ý gì khác. Vậy anh Sáu đừng e ngại gì.
Ngưng một giây lát, nhìn tôi, ông Phúc gật đầu và nói:
- Như các anh đã biết trận Xuân Lộc thế nào. Tình hình trong
lúc đó quá nặng nề với Tiểu Khu, nên tôi đã ra lệnh cho Bộ Chỉ Huy
của Tr/Tá Đình rút, nhưng tôi có một sai lầm quá lớn, trong lúc hấp
tấp tôi đã nói bạch văn trên máy vô tuyến và tôi nghĩ rằng đây là
nguyên nhân gây ra cái chết của Tr/Tá Đình mà sau này có nguồn
tin nói rằng tôi ganh tị với Tr/Tá Đình nên đã hại Tr/Tá Đình! Tôi
xác nhận điều này với anh, đó là một lỗi lớn của một sĩ quan cao cấp
như tôi, chứ tôi không có ý hại ông Đình. Bảo răng đó là lỗi, tôi xin
nhận. Nếu bảo rằng đó là tội. Tôi không có tội.
Người bạn bên cạnh ĐT Phúc quay lại nói.
- Thôi, không có gì, chuyện sai lầm trong lúc hành quân, đó là
chuyện bình thường, huống chi chuyện này xảy ra quá lâu (xin lôi
tôi không nhớ tên ông Đ/T này).
Thấy như vậy đã đủ, tôi đứng dậy chào ông và cám ơn ông.
Thưa anh Cai,
Tôi vừa tường thuật cuộc gặp gỡ với ông Phúc trong trại tù
Nam Hà ra mà tôi ghi lại.
Phạm Đức Thịnh”
Những sự kiện lịch sử được ghi nhận lại theo nhân chứng
trực tiếp thường có độ chính xác cao, nhất là khi nhân chứng
ấy đáp ứng các tiêu chuẩn của phép cẩn án ngoại và cẩn án nội
của ngành Sử học và các tác phẩm Sử học thường được biên
soạn bởi các nhà chép Sử chuyên nghiệp, độ khả tín cũng rất
cao. Tuy nhiên, vì không phải là nhân chứng trực tiếp, các nhà
Lê Đình Cai - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - 269