Page 275 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 275
Nam Kỳ (theo điều khoản V). Từ đây Nam Kỳ là đất thuộc địa
của Pháp. Còn với Hòa Ước Patenotre (1884) cơ bản dựa trên
hòa ước Quý Mùi (1883), gồm 19 điều khoản xác nhận Trung
Kỳ, Bắc Kỳ theo chế độ bảo hộ còn Nam Kỳ thì theo chế độ
thuộc địa từ 1874 (theo hòa ước Giáp Tuất). Triều đình Huế
chỉ còn quyền đối nội (cũng sẽ mất dần về sau), quyền đối
ngoại hoàn toàn do viên toàn quyền Ðông Dương nắm giữ
(với sự trợ giúp của viên Thống Đốc Nam Kỳ, Thống Sứ Bắc
Kỳ và Khâm Sứ Trung Kỳ). Quyền tự trị của triều đình Huế
chỉ còn trên giấy tờ, thực quyền nằm trong tay của viên Khâm
Sứ qua hòa ước Patenotre này.
4. Cho đến nay sự kiện lịch sử trận đói Ất Dậu 1945 không phai
mờ trong chúng ta, Giáo Sư có thể sơ qua những nguyên nhân nào
đẩy Việt Nam vào sự điêu linh trong năm 1945?
- Trận đói Ất Dậu (1945) được sử sách nhắc đến rất nhiều.
Rất nhiều người Việt Nam, nhất là đồng bào ở Miền Bắc đã
kinh qua trận đói khủng khiếp này, nay vẫn còn sống và đang
ở hải ngoại. Trận đói này khởi sự từ cuối 1944 cho đến hết
tháng 3/1945 và cướp đi khoảng 1 triệu người theo Decoux
trong A la Barre de L’Indochine nhưng có tài liệu cho là đến 2
triệu người (Cao Thế Dung, Việt Nam Huyết Lệ Sử, nxb Ðồng
Hướng, Louisana, Hoa Kỳ, 1996, tr.722). Xin lưu ý vài con số
sau đây:
Nam Ðịnh: dân số 680.000, chết đói 229.650 người. Ninh
Bình: 200.000, chết đói 37.936 người. Hà Nam 400.000, chết đói
50.383 người. Có làng chết đói hết gần phân nửa dân số của
làng, như làng Thượng Cẩm, phủ Thái Ninh, tỉnh Thái Bình
4.000 người, chết hết 2.000 (theo Decoux, sđd, tr.267) (Cao Thế
Dung, sđd, tr.728). Lý do giải thích hợp lý cho trận đói này
ngoài thiên tai, hạn hán mất mùa là chính sách tàn ác của quân
đội Nhật cho lệnh thu mua gạo tích trữ để nuôi dưỡng chiến
tranh khi phe trục Ðức-Ý-Nhật đang làm mưa làm gió trên
toàn thế giới trong trận đệ nhị thế chiến. Xin xem vài con số:
Năm 1943 khi nạn đói có thể xảy ra, Nhật yêu cầu Pháp cung
cấp 1.125.904 tấn, Pháp chỉ nộp được 1.023.471 tấn. Năm 1944
dù mất mùa, ngũ cốc khan hiếm, Nhật vẫn đòi 900.000 tấn,
Pháp chỉ cung cấp được 498.525 tấn (J.Gauthier LõIndochine
274 - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - Lê Đình Cai