Page 276 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 276

au travail dans la Paix Francaise, Paris 1947,tr.283). Trong khi
          đó gạo trong Nam có nhiều nhưng không chở được ra Bắc vì
          không có nhiên liệu để chạy máy xe. Thực dân Pháp phải lấy
          gạo để nấu ra nhiên liệu (theo Decouse, sđd, tr.267 được Cao
          Thế Dung dẫn lại, sđd, tr.722).
               Quân đội Nhật, một mặt ép Pháp thu mua lúa gạo để
          tích trữ vào kho, mặt khác lại ra lệnh phá các ruộng trồng ngô
          (bắp) để trồng đay, gai phục vụ cho nhu cầu chiến tranh của
          Nhật tại Ðông Nam Á kể từ 1944 (theo tài liệu trong Annuaire
          statistique de l'Indochine 1939-1946, được Cao Thế Dung dẫn
          lại trong sđd, tr.728). Một yếu tố khác cũng cần nhắc đến ở
          đây trong các nguyên do dẫn tới nạn đói năm Ất Dậu (1945) là
          sự lũng đoạn, đầu cơ tích trữ trong thị trường lúa gạo của các
          thương buôn người Hoa, thành phần nắm chủ động trong nền
          kinh tế nông thôn và thành thị lúc bấy giờ ở trong Nam cũng
          như ở ngoài Bắc.

               5. Xin Giáo Sư chia sẻ sự việc nào đã đưa quân viễn chinh Nhật
          đến Việt Nam và cuộc diện đó đã thay đổi ra sao với ảnh hưởng của
          chính trường Ðông Dương?
               - Trận thế chiến II khởi sự vào năm 1939 với sức mạnh vũ
          bão của phe trục gồm Ðức-Ý-Nhật. Tại mặt trận Tây Âu, Hitler
          của Ðức đã tiến chiếm kinh đô Paris của Pháp (14-6-1940) và
          khởi sự tấn công Liên Xô tiếp đó. Tại Thái Bình Dương, Nhật
          Bản đã kiểm soát miền Bắc Ðông Dương từ cuối tháng 6/1940
          dưới thời toàn quyền Decoux của Pháp. Sự kiện này làm lung
          lay tận cội rễ uy quyền mà Pháp đã tạo được trên toàn cõi
          Ðông Dương trước đó và đưa tới việc chấm dứt quyền cai trị
          của Pháp qua đảo chánh quân sự ngày 9-3-1945.
               Sự kiện này dẫn đến việc Bảo Ðại tuyên cáo độc lập của
          Việt Nam trong khối Ðại Ðông Á (11-3-1945); Sihanouk của
          Cao Mên tuyên bố độc lập ngày 12-3-1945 và vua Sisavang
          Vong của Lào tuyên bố độc lập chậm hơn 2 tháng (15-4-1945),
          dĩ nhiên cũng nằm trong khối thịnh vượng Ðại Ðông Á của
          Nhật.
               Sự bại trận của phe trục trước Ðồng Minh  đã dẫn tới
          việc Nhật Hoàng Hiro Hito tuyên bố đầu hàng vô điều kiện
          ngày 15.8.1945 sau khi 2 quả bom nguyên tử được Hoa Kỳ


                          Lê Đình Cai - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - 275
   271   272   273   274   275   276   277   278   279   280   281