Page 280 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 280
Tế kiểm soát Ðình Chiến, vấn đề Tổng Tuyển Cử thống nhất
VN), thì nảy sinh ngay vấn đề chia đôi lãnh thổ ngày 10-6-
1954 trong cuộc gặp gỡ riêng tư giữa Tạ Quang Bửu (Thứ
Trưởng Quốc Phòng Việt Minh, Trưởng Đoàn trong tiểu ban
quân sự tại Geneve) với Tướng Delteil Trưởng Đoàn quân sự
Pháp, Bửu đã mớm ý là có thể chia đôi Việt Nam ở vĩ tuyến 17
hay 18 (theo lời kể của LS.Trần Văn Tuyên, trong hồi ký “Hội
nghị Geneve 1954”, Saigon: nxb Chim Ðàn, 1964, tr.78). Trong
một chế độ độc tài toàn trị của Cộng Sản, Bửu chắc chắn phải
nhận chỉ thị từ cấp cao để đưa ra gợi ý đó! Còn phái đoàn của
quốc gia Việt Nam mà Trưởng Đoàn là BS Trần Văn Ðỗ trong
tuyên ngôn ra ngày 21-7-1954 có đoạn khẳng định phái đoàn
QGVN đã đưa ra đề nghị nhằm thực hiện một cuộc đình chiến
mà không phân chia nước Việt (tập trung lực lượng hai bên
tại những vùng nhất định, ngưng bắn tại chỗ)... Phái đoàn
VN phản đối việc bác bỏ mà không cứu xét đề nghị ấy... (Trần
Văn Tuyên, sđd, tr.114; Bảo Ðại, sđd, tr.519). Chính vì điểm
này, mà phái đoàn Việt Nam và cả Hoa Kỳ đã không ký vào
Tuyên Ngôn sau cùng của Hiệp Định Geneve (phe QGVN chủ
trương đình chiến da beo).
Thực ra, mọi sự quyết định nằm ở trong tay các cường
quốc Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Cộng, QGVN không có thế
lực nào trong tay để mặc cả tại bàn Hội Nghị nên tiếng nói của
họ dĩ nhiên không được ai chú ý đến.
8. Thưa GS, hoàn cảnh chia đôi đất nước trong giai đoạn 1954
đã là cơn ác mộng cho đất nước, tại sao sau đó hai chính phủ Bắc và
Nam lại không xây dựng một nước Việt Nam theo thể chế dân chủ
làm cho đất nước được tự do và phú cường?
- Như mọi người lưu tâm đến hiệp định Geneve đều biết
Hoa Kỳ và phe Quốc Gia đã không ký vào hiệp định và trong
tuyên ngôn ngày 21-7-1954, ngoại trưởng Trần Văn Ðỗ đã
tuyên bố chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội Nghị ghi nhận rằng
chính phủ tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động
để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công
cuộc thực hiện Thống Nhất - Ðộc Lập và Tự Do cho xứ sở
(Trần Văn Tuyên, sđd, tr.114; Bảo Ðại, sđd, tr.519-520).
Việc chia đôi Việt Nam lấy sông Bến Hải làm ranh giới
Lê Đình Cai - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - 279