Page 278 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 278
7. Chúng ta đang kỷ niệm 50 năm ngày Quốc Hận 20-7-1954.
Với một số dữ kiện lịch sử để lại cho đến nay, yếu tố nào khiến VN
phải rơi vào tình trạng chia đôi và vai trò của Nga trong hiệp ước
Geneve có phải là thế mạnh trên bàn Hội Nghị để Việt Nam phải
chấp nhận hiệp ước này hay không?
- Hiệp định Geneve ký ngày 21-7-1954 đến nay đã 50 năm
rồi (trên văn bản ký ngày 20/7 nhưng thực tế là ký sáng ngày
21/7.). Ðây là một hiệp định chia đôi VN lấy vĩ tuyến 17 (con
sông Bến Hải) làm ranh giới: Miền Bắc thuộc Cộng Sản do Hồ
Chí Minh lãnh đạo. Miền Nam thuộc chế độ Cộng Hòa do Ngô
Ðình Diệm đứng đầu. Tôi đã để gần hơn 100 trang trong công
trình biên khảo của tôi về tranh chấp ý thức hệ Quốc-Cộng
(gần 1.300 trang) để viết về hội nghị Geneve. Trong phạm vi
bài phỏng vấn này, xin chỉ trả lời trực tiếp những điểm mà chị
Phiến Ðan đã nêu ra: Yếu tố nào khiến VN phải rơi vào tình
trạng chia đôi? Vai trò của Liên Xô có phải là vai trò quyết
định trong sự việc quan trọng này?
+ Tại Pháp, chính phủ Joseph Daniel sụp đổ và Pierre
Mendes France thuộc phe xã hội cấp tiến (Radical Sosialist)
được đề cử thành lập tân nội các. Ðể tranh thủ được đa số
ủng hộ trong Quốc Hội, Mendes France tuyên bố: Tôi xin cam
kết rằng tôi sẽ từ chức nếu trong vòng 1 tháng kể từ ngày 20-
6-(1954), mà tôi không thể thu xếp được một cuộc ngừng bắn
ở Ðông Dương (Jean Lacouture et Philippe Devillers , “La fi n
dõune guerre”, Indochine 1954, Paris: Editions du Seuil, 1960,
tr. 223). Mục đích tối hậu của Thủ Tướng Mendes France là
kéo nước Pháp ra khỏi vũng lầy Ðông Dương và ngoại trưởng
Pháp đã báo cáo Pháp có thể kết thúc bằng cách chấp nhận
bất cứ đề nghị nào của Việt Minh hầu có hy vọng rút đoàn
quân viễn chinh về nước (Robert F. Turner, “Vietnamese
Communism: Its Origins and Development”, sđd, tr.88).
+ Ngoại trưởng Liên Xô Molotov bắn tiếng cho Pháp biết
là chính phủ ông ta sẽ giúp thực hiện cuộc dàn xếp ở Ðông
Dương, đổi lại, Pháp phải đồng ý từ bỏ việc tham gia vào
khối Cộng Ðồng Phòng Thủ Châu Âu (European Defense
Community). Và một lý do khác là Liên Xô e ngại phải dính
líu vào sự can thiệp quân sự để bảo vệ Trung Cộng chống lại
Pháp-Anh và đặc biệt là chống lại Hoa Kỳ).
Lê Đình Cai - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - 277