Page 279 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 279
+ Riêng Trung Cộng thì không bao giờ muốn mở cuộc
chiến với Hoa Kỳ khi trong thâm tâm họ nghĩ là Hoa Kỳ có thể
thiết lập một liên minh an ninh cấp vùng để chống lại Cộng
Sản nếu chiến tranh Ðông Dương còn tiếp diễn với cường
độ mạnh. Hơn nữa, Trung Cộng cũng muốn thay đổi hình
ảnh hiếu chiến của họ khi đóng vai tấn công trong cuộc chiến
Triều Tiên, và điều hay nhất họ nên làm lúc này là đồng ý một
nghị hội để giải quyết vấn đề Ðông Dương, phần khác họ nghĩ
Liên Xô chưa chắc đã giúp họ được nhiều khi mà Liên Xô còn
phải đối phó với những vấn đề khó khăn ở Tây Âu.
+ Ngoại Trưởng Anh Anthony Eden là đồng minh của
Pháp và đã vận động uy thế ngoại giao để giúp Pháp rút khỏi
cuộc chiến Ðông Dương.
+ Riêng Hoa Kỳ không mặn mà mấy với hội nghị Geneve
nên đã tuyên bố không ký tên vào hiệp ước để bảo đảm cho một
cuộc ngưng bắn (đây là điểm mấu chốt mà căn cứ vào đó Hoa
Kỳ đã tự cho phép mình thực hiện những chính sách riêng tại
miền Nam Việt Nam sau này, như mọi người đã thấy). Phiên
họp của hội nghị Geneve bàn về vấn đề Ðông Dương chính
thức khai mạc ngày 8-5-1954 gồm 9 phái đoàn tham dự: Pháp,
Anh, Hoa Kỳ, Liên Xô, Trung Cộng, Việt Minh, Quốc Gia Việt
Nam, Lào, Cao Mên.
Ảnh hưởng mạnh mẽ lên phái đoàn Việt Minh trong hòa
hội, phải nói là cả Liên Xô và Trung Cộng, hai quốc gia viện
trợ nhiều nhất cho Cộng Sản Việt Nam. Tuy thế khi quyết định
chọn vĩ tuyến 17, chứ không là 18 (theo yêu cầu của Pháp) hay
16 (theo yêu cầu của Việt Minh) thì Ngoại Trưởng Liên Xô
Molotow đã nói như truyền lệnh: Hãy bằng lòng với nhau
về vĩ tuyến 17 đi. Ngoại Trưởng Anh Eden và Ngoại Trưởng
Pháp (vừa là Thủ Tướng) Pierre Mendes France đều gật đầu
chấp thuận (theo lời kể của Jean Lacouture, sđd, tr.311 được
Hoàng Cơ Thụy dẫn lại trong Việt sử khảo luận, tập 11, tr.
2638).
Còn nói đến ý định chia đôi Việt Nam là do phe nào chủ
xướng thì xin ghi nhận một số diễn tiến như sau:
Khi hội nghị Geneve bàn đến vấn đề ngưng bắn (chủ
điểm thứ nhất trong 5 chủ điểm: vấn đề ngưng bắn, vấn đề
Cao Mên, Ai Lao, vấn đề khu tập kết, vấn đề Ủy Ban Quốc
278 - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - Lê Đình Cai