Page 281 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 281
là chủ trương của Cộng Sản Việt Nam và họ phải chịu trách
nhiệm trước lịch sử dân tộc về trọng tội này.
Trở lại hiệp định Geneve, hiệp định này gồm 6 chương và
47 điều khoản nhằm đề cập đến vấn đề quân sự là chính yếu
bao gồm việc đình chiến, giới tuyến và khu phi quân sự, việc
giám sát và kiểm soát đình chiến. Riêng việc tổng tuyển cử
lại không được ghi vào bản văn của hiệp định này mà chỉ ghi
trong bản Tuyên Ngôn sau cùng và chỉ được 7 thành viên chấp
nhận miệng mà không ký tên, còn Hoa Kỳ va QGVN thì phản
kháng (7 thành viên là: Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Cộng, Việt
Minh, Lào, Cao Mên). Theo điều 7 của bản tuyên ngôn này thì
cuộc tuyển cử để thống nhất Nam Bắc dự định tổ chức vào
một ngày nào đó trong tháng 7/1956 dưới sự kiểm soát của
Ủy Hội Quốc Tế gồm Gia Nã Ðại (thân Tây Phương), Ba Lan
(Cộng Sản) và Ấn Ðộ (Trung Lập) và đề nghị ngày 20-7-1955
hai nhà cầm quyền Nam Bắc sẽ có những cuộc gặp gỡ để bàn
về vấn đề này nhưng thực tế thì không hoàn toàn xảy ra như
vậy. Chị Phiến Ðan nêu thắc mắc là tại sao hồi đó hai chính
phủ Nam-Bắc không đặt quyền lợi Tổ Quốc lên trên để cùng
xây dựng một nước Việt Nam dân chủ, tự do, phú cường. Câu
trả lời nằm ở sự đối lập do hai bản chất khác biệt của nhà
cầm quyền: Miền Bắc dưới sự cai trị độc tài, chuyên chính vô
sản của Ðảng Cộng Sản do Hồ Chí Minh đứng đầu, còn Miền
Nam sống dưới một chế độ Cộng Hòa thoát đi từ một hình
thái quân chủ lập hiến thời Bảo Ðại (tôi nhấn mạnh đến hình
thái vì chế độ thời Bảo Ðại chưa thực sự là một chế độ quân
chủ lập hiến được tuyên dương bằng văn bản hiến pháp).
Với thỏa ước Hạ Long (5-6-1948), Bảo Ðại đảm nhiệm
vai trò Quốc Trưởng với chính phủ trung ương lâm thời do
Nguyễn Văn Xuân làm Thủ Tướng của Chính Phủ được gọi là
Quốc Gia Việt Nam (thể chế này chưa thực sự là đại nghị chế,
cũng không hẳn là Quân Chủ Lập Hiến lại càng không phải là
TổngThống chế như dưới thời Ngô Ðình Diệm sau này).
Hai chế độ: Miền Bắc của Cộng Sản và Miền Nam của phe
Quốc Gia không thể cùng tồn tại về lâu về dài được vì trong
sự hiện hữu của chế độ này đã mang yếu tố triệt tiêu của chế
độ kia (xin đọc tài liệu cuộc đối thoại giữa Hồ Chí Minh và
Ngô Ðình Diệm (ở tr.586-587) của ký giả Stanby Karnow “Việt
280 - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - Lê Đình Cai