Page 15 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 15

Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975


           đại liên đủ trang bị cho 3 đại đội. Chiến khu D cất giấu 450 súng
           các loại; từ súng  ngắn  đến cối  đại liên, cả  máy tiện,  máy  in...
           Tỉnh Bạc Liêu đề cử người dùng ghe xuồng ra tầu Liên Xô đậu
           tại Vàm sông Ông Ðối chở trên 6 tấn súng đạn đã đóng thùng
           sẵn đem về cất giấu ở các xã vùng U Minh Hạ. Cà Mâu cất dấu
           2000 khẩu tiểu liên, trung liên, súng trường" (6).
                Cũng  tài  liệu  của  Bộ  Quốc  Phòng  Cộng  Sản  (Viện  Lịch  Sử
           Quân Sự) cho biết: "Ngày 8-2-1955 con tầu Liên Xô Xtav-rôpôn
           trên dòng sông Ông Ðốc chuẩn bị kéo neo rời bến đưa cán bộ,
           chiến sĩ tập kết chuyến cuối cùng ra bắc, đồng chí Lê Duẩn lên
           tầu giả đi tập kết rồi bí mật xuống một chiếc xuồng con trở lại
           đất  mũi  Cà  Mâu.  Ðồng  chí  Võ  Văn  kiệt,  ủy  viên  Liên  tỉnh  ủy
           miền Tây đưa đồng chí Lê Duẩn về các cơ sở cách mạng ở Tân
           Hưng  Tây  (Cái  Nước)  rồi  Khai  long,  Rạch  Gốc  (huyện  Ngọc
           Hiển) Nguyên Phích, Cái Tầu (huyện Trần Văn Thời)... trực tiếp
           lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân. (7)
                Tài liệu này cũng đề cập đến việc Phạm Văn Ðồng, thay mặt
           trung ương giao nhiệm vụ cho một số anh em trí thức là đảng
           viên vào miền Nam hoạt động công khai hoặc hợp pháp trong
           "Phong trào đấu tranh chống Mỹ-Diệm". Tài liệu cũng nhắc đến
           tên các trí thức này như luật sư Nguyễn Hữu Thọ, giáo sư Phạm
           Huy Thông đã lãnh đạo "Phong trào Hòa bình" ở Sài Gòn - Chợ
           Lớn. (8)
                  Ngày  4-2-1955,  Hồ  Chí  Minh  tuyên  bố:  "Sẵn  sàng  lập  lại
           quan  hệ  bình  thường  giữa  hai  miền  Nam-Bắc  như  hiệp  định
           Genève năm 1954 qui  định  nhằm tạo điều  kiện cho các đoàn
           thể chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, cho nhân dân ở miền Bắc
           và miền Nam được liên lạc với nhau, được tự do đi lại giữa hai
           miền."
                  Ngày 19 tháng 7, 1955, chính phủ Hà Nội gửi công hàm cho
           chính quyền miền Nam đề nghị cử đại biểu tham dự hội nghị
           hiệp thương bắt đầu từ ngày 20 tháng 7, 1955 để bàn về việc
           thống nhất nước nhà bằng tổng tuyển cử tự do trong toàn quốc
           theo đúng như hiệp định Genève qui định. Trong bức công hàm
           này. Phạm Văn Ðồng đã mở đầu "Kính thưa Tổng thống", theo
           lời thuật lại của ông Ðoàn Văn Thêm, người từng nắm chức vụ
                                           14
   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20