Page 16 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 16
Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975
cao trong Dinh Ðộc Lập (từ 12-7-1954 đến ngày 1-11-1963)
(9).
Tuy nhiên, ông Diệm vì không muốn
công nhận Chính phủ Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa nên sai các Tòa Ðại Sứ Việt Nam
Cộng Hòa phân phát một giác thư đại ý nói
rằng:
"Chúng tôi không có ký hiệp định Genève,
chúng tôi không bị bó buộc vào một điều
khoản nào của hiệp định ấy... Chúng tôi sẽ đấu
tranh để thống nhất đất nước. Chúng tôi không
bác bỏ nguyên tắc tổng tuyển cử tự do là phương tiện hòa bình và
dân chủ để thực hiện thống nhất. Song đứng trước chế độ áp bức
của Việt Minh, chúng tôi hoài nghi rằng ở Bắc Việt khó có thể
thực hiện một cuộc bầu cử tự do...
"Đối với những người sống trên vĩ tuyến 17, tôi (tức Ngô Đình
Diệm) kêu gọi họ cứ tin tưởng. Với sự chấp thuận và hỗ trợ của
Thế giới Tự do, Chính phủ Quốc Gia sẽ đem lại cho các người độc
lập tự do." (10)
Về việc này, ông Nguyễn Trân, cựu tỉnh trưởng Khánh Hòa
(Nha Trang) rồi Định Tường (Mỹ Tho) có viết lại trong hồi ký
"Công và Tội: Những sự thật lịch sử" rằng:
"Một hôm có việc vào Dinh Độc Lập, tôi gặp Tổng thống Diệm
và đề nghị với ông nên đòi hiệp thương tổng tuyển cử với miền
Bắc với những điều kiện có lợi cho quốc gia. Nếu cộng sản chấp
nhận thì theo điều kiện của chúng ta, nếu từ chối sẽ mất lập trường.
"Nếu cụ để miền Bắc đòi", tôi nói, "mà cụ từ chối thì rất bất lợi".
Độ hơn một tháng sau tôi có việc gặp lại Tổng thống. Lúc bấy
giờ ông đã từ chối lời yêu cầu mở Hiệp thương của Phạm Văn
Đồng với lời tuyên bố như sau:
"Chúng ta không ký hiệp định Genève, chúng ta không bị hiệp
định đó ràng buộc, vì trái với ý muốn của nhân dân. Chúng ta
không thể xem xét đề nghị của Việt Minh nếu không đủ bằng cớ
rằng Việt Minh đặt quyền lợi tối cao của cộng đồng dân tộc lên
trên quyền lợi của cộng sản."
Cảm thấy sự bất lợi đã từ chối như tôi đã nói trước với ông, ông
15