Page 154 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 154
Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975
khoăn không biết đường mai sau của đất nước sẽ ra sao." (28)
Bản thân người viết đã cố yêu cầu tướng Khánh cho xem bản
thảo về Hiến Chương Vũng Tàu (nếu ông còn lưu giữ) hoặc nếu
không còn thì xin ông cố gắng nhớ lại những điểm chính nhưng
tướng Khánh nói là lâu ngày quá nên ông không còn lưu được gì
trong trí nhớ. Tuy nhiên, ông Nguyễn Trân trong hồi ký "Công và
Tội, Những sự thật lịch sử" lại có nêu lên được một số nét chính
liên hệ đến bản văn được gọi là "Hiến Chương Vũng Tàu" này:
"Các đề mục chính của Hiến chương ấy như sau:
1.- Các quyền tự do cá nhân và cơ chế dân chủ không thể thực
hiện ngay một cách đầy đủ mà sẽ dần dần có hiệu lực tùy theo tiến
triển của tình hình. Nhiệm vụ lãnh đạo của quân đội sẽ chấm dứt
càng sớm càng hay khi tình thế cho phép để chuyển quyền lại cho
đại diện dân cử.
2.- Hội đồng Quân nhân Cách mạng đại diện quân đội là cơ
quan chính trị tối cao sẽ bầu Tổng thống, Phó Tổng thống, chủ
tịch, phó chủ tịch và nhân viên Quốc Hội lâm thời, cùng chủ tịch
Tối Cao Pháp Viện.
3.- Quyền hành pháp được giao cho Tổng thống với quyền
quyết định mọi biện pháp cần thiết, nếu độc lập và toàn vẹn lãnh
thổ bị đe dọa,sau khi tham khảo ý kiến với chủ tịch Quốc Hội lâm
thời và được Hội đồng Quân nhân Cách mạng chấp thuận.
4.- Quyền lập pháp giao cho Quốc Hội lâm thời gồm có 50 đại
diện của quân lực và 100 dân sự. Tổng thống có quyền phủ quyết.
Nhưng quyết định của ba phần tư Quốc Hội là chung quyết.
5.- Thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm và có quyền độc lập.
6.- Hiến chương này sẽ được áp dụng một tháng sau khi công
bố. (29)
Sau khi Hiến chương được thông qua, Nguyễn Khánh được 50
trên 58 phiếu bầu làm Tổng thống; Trần Thiện Khiêm được 5
phiếu, Đỗ Cao Trí một, và một phiếu trắng.
Việc công bố "Hiến chương Vũng Tàu" đã gây nên một loạt
biểu tình của mọi giới, tiếp diễn khắp nơi trên toàn quốc, kéo dài
11 ngày từ 19 đến 29-8-64 tạo nên tình trạng vô trật tự và hỗn loạn
chưa từng thấy. Luật sư Nguyễn Văn Chức thống kê được 13 cuộc
biểu tình trong thời gian này ("Việt Nam Chính Sử", sđd, từ trang
440-444). Phe Phật Giáo chống độc tài Nguyễn Khánh và dư đảng
153