Page 159 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 159

Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975



               Quân đảo chánh chiếm đóng dễ dàng phủ Thủ tướng, nha cảnh
           sát, đài phát thanh, bưu điện và một số cơ quan khác mà không gặp
           sự kháng cự nhưng không chiếm được cắn cứ không quân Tân Sơn
           Nhất của Nguyễn Cao Kỳ và trại Hoàng Hoa Thám của lữ đoàn Dù
           (của Cao Văn Viên). Tướng Thi từ Huế bay vào Sài Gòn hợp tác
           với Kỳ để chống đảo chánh. Thi và Kỳ điều đình với Đức suốt
           đêm, đe dọa nếu Đức không lui quân Kỳ sẽ cho máy bay thả bom.
           Đến 4 giờ 45 sáng ngày 14-9 Đức đồng ý rút quân.
               Ngày 15-10-64 các bị can trong vụ đảo chánh hụt 13-9-64 bị đưa
           ra Tòa Án Quân Sự xét xử và được tuyên bố trắng án. Ngày 23-10,
           Khánh ký lệnh phạt các tướng tá tham gia đảo chánh 60 ngày trọng
           cấm và cho lệnh giải ngũ vì kỷ luật. Tướng Khiêm được cử đi làm
           đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ vì nhóm tướng trẻ không chịu ông
           Khiêm làm tổng tư lệnh nữa (24-10-64).
                 Ngày 20-10-64, Thượng Hội Đồng Quốc Gia hoàn thành bản
           ước pháp gồm 6 điểm chính sau đây:
              1.- Chủ quyền quốc gia do đại diện dân cử hành xử.
              2.- Hội Đồng sẽ soạn thảo luật qui định thể thức triệu họp Quốc
           Dân Đại Hội.
               3.- Hiến chương qui định các quyền công dân căn bản: quyền
           bình đẳng trước pháp luật, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do
           báo chí, tự do tôn giáo, hội họp và lập hội; tuy nhiên tự do ngôn
           luận không được lạm dụng để tuyên truyền cho cộng sản hay trung
           lập.
                4.- Quốc trưởng, chọn lựa theo thể thức quốc dân đại hội qui
           định sẽ chỉ định Thủ tướng với sự chấp thuận của quốc dân đại hội,
           chủ tọa hội đồng Nội Các và bổ nhiệm tổng tư lệnh sau khi tham
           khảo ý kiến với Thủ tướng.
               5.- Quốc dân Đại hội hành xử quyền lập pháp và có quyền bất
           tín nhiệm Thủ tướng, một nhân viên hay toàn thể nội các với đa số
           hai phần ba tổng số hội viên. Nếu bất tín nhiệm Thủ tướng thì phải
           cử Thủ tướng khác thay thế. Nếu bất tín nhiệm liên tiếp hai nội các
           trong 12 tháng thì quốc trưởng có quyền giải tán Quốc dân Đại Hội
           để triệu tập Quốc dân Đại Hội khác trong vòng 40 ngày.
                6.- Về tư pháp, Hội đồng Thẩm phán Tối cao có quyền thuyên

                                          158
   154   155   156   157   158   159   160   161   162   163   164