Page 163 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 163

Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975


           "Tôi đã nói với các vị rất rõ ràng trong bữa cơm tối tại nhà đại
           tướng Westmoreland (8-12) rằng người Mỹ đã chán ngấy các trò
           đảo chánh rồi. Rõ ràng là tôi phí lời vô ích... Bây giờ các vị đã tạo
           ra một mớ hỗn độn. Chúng tôi không thể cưu mang các vị mãi
           được nếu qúi vị vẫn làm như thế".
                  Khánh phản ứng giận dữ. Trong một cuộc phỏng vấn của ký
           giả tờ "New York Herald Tribune" ở Sài Gòn, Khánh tố cáo Taylor
           chen vào nội bộ của miền Nam Việt Nam,  "Người  Mỹ đang cố
           gắng nhào nặn Việt Nam theo khuôn mẫu riêng của họ và trừ phi
           Taylor hành xử biết điều hơn (more intelligently), Hoa Kỳ sẽ mất
           Đông Nam Á và chúng tôi sẽ mất tự do  của chúng tôi".  Tướng
           Khánh còn đi xa hơn khi tuyên bố trên đài phát thanh ngụ ý rằng
           cố gắng của người Mỹ nhằm kiểm soát ông ta là một hình thức của
           chủ nghĩa thực dân, cũng nguy hiểm bằng với sự đe dọa của cộng
           sản: "Chúng tôi hy sinh cho nền độc lập của Tổ Quốc, sự tự do của
           dân  tộc,  không  theo  đuôi  chính  sách  của  bất  cứ  một  nước  nào
           khác". Trước sự tố cáo này, Taylor khuyên Khánh nên từ chức và
           ra nước ngoài. Khánh đáp lại bằng cách ám chỉ rằng ông ta có thể
           trục xuất Taylor. (34)
                  Tuy thế, cuối cùng, vì mục tiêu chung của hai bên trong công
           cuộc chống cộng. Một thỏa hiệp Taylor-Khánh đã đạt được ngày
           9-1-65:
               1.- Quân lực xác nhận lời cam kết ghi trong tuyến bố ngày 27-8-
           1964 theo đó quân lực sẽ trở về vai trò thuần túy là bảo vệ quốc
           gia, chống cộng sản, trung lập, thực dân và mọi hình thức độc tài
           và phản bội.
               2.- Chính phủ (Trần Văn Hương) sẽ sớm triệu tập Quốc Dân Đại
           Hội đại diện mọi tầng lớp nhân dân để giữ nhiệm vụ lập pháp (tức
           thay thế Thượng Hội Đồng).
               3.- Quốc trưởng (Phan Khắc Sửu) được giao quyền lập pháp cho
           tới khi có Quốc Dân Đại Hội.
               4.- Những người bị quân lực tạm thời cô lập sẽ được trả tự do.
               5.- Hai bộ trưởng bị Phật Giáo chống đối sẽ từ chức, hai tướng
           được  tham  dự  nội  các:  Nguyễn  Văn  Thiệu  là  phó  Thủ  tướng,
           Nguyễn Cao Kỳ làm tổng trưởng Thanh Niên, Thể Thao. (35)
                 Trở lại với chính phủ Trần Văn Hương, trước áp lực ngày càng

                                          162
   158   159   160   161   162   163   164   165   166   167   168