Page 167 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 167

Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975


           tình hình ra sao rồi sẽ quyết định sau.
                Hôm mùng 5 tháng 6-65 tôi vào Sài Gòn, đến dinh Gia Long
           nói chuyện với một số anh em Công Giáo có mặt tại đó (ông Thi
           không kể cuộc đàn thoại ra sao)
                Đây là vấn đề chính trị thì chả có lý do gì tôi phải can ngăn cả.
           Suy nghĩ kỹ, tôi điện thoại cho Thủ tướng Phan Huy Quát là tôi
           không thể nào can thiệp vào vụ rắc rối chính trị này được. (38)
                 Rồi tiếp theo có sự xung đột giữa ông Phan Khắc Sửu và Phan
           Huy Quát về việc bổ nhiệm hai nhân vật Nguyễn Văn Thoàn và
           Nguyễn Trung Vinh thay ông Nguyễn Hòa Hiệp (bộ Nội Vụ) và
           ông Nguyễn Văn Vịnh (bộ Kinh Tế) và ông Quát biên thư cho Hội
           Đồng  Quân  Lực  yêu  cầu  quân  đội  làm  trung  gian  điều  giải  vụ
           khủng hoảng nội các. Thế là nhân việc này, Hội Đồng Quân Lực
           yêu cầu ông Sửu và ông Quát từ chức trao trả quyền lực lại cho
           Hồi Đồng Quân Lực để cải tổ toàn diện  cơ cấu quốc gia trong
           phiên họp ngày 11-6-1965 tại phủ Thủ tướng ở đại lộ Thống Nhất
           do Phan Huy Quát đứng ra triệu tập. Như vậy chính phủ Phan Huy
           Quát  chỉ  tồn  tại  không  đầy  4  tháng  (từ  ngày  16-2-65 đến 11-6-
           1965). Hai chính phủ dân sự do Trần Văn Hương và tiếp đó Phan
           Huy Quát lãnh đạo đã không vượt qua nổi những thử thách của
           thời thế và chỉ tồn tại trong vài tháng ngắn ngủi. Quyền lực bây giờ
           lại nằm trong tay các tướng lãnh trẻ của Hội Đồng Quân Lực mà
           tiêu biểu là tướng Thiệu và tướng Kỳ.
               Hội Đồng Quân Lực ra đời ngày 18-12-1964 dưới quyền chủ
           tịch của tướng Nguyễn Khánh. Khi tướng Khánh phải lưu vong ra
           nước ngoài 25-2-65 thì tướng Nguyễn Văn Thiệu được bầu lên làm
           tổng thư ký Ủy ban Thường vụ Hội Đồng.
               Từ khi quyền lực được trao lại cho HĐQL ngày 11-6-65, Hội
           Đồng đã họp mấy ngày sau đó và đi đến quyết định thành lập Ủy
           ban Lãnh đạo Quốc Gia và Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương để
           thay thế vai trò quốc trưởng và nội các.
                - Ủy ban Lãnh Đạo Quốc Gia gồm 10 tướng do trung tướng
           Nguyễn  Văn  Thiệu  làm  chủ  tịch  (tương  đương  chức  vụ  quốc
           trưởng) và tướng Phạm Xuân Chiều làm tổng thư ký.
                - Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương do thiếu tướng Không quân
           Nguyễn Cao Kỳ làm chủ tịch (tương đương chức vụ Thủ tướng),

                                          166
   162   163   164   165   166   167   168   169   170   171   172