Page 166 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 166
Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975
thương thuyết. Ba người gặp nhau, Phát và Thảo đồng ý buông
súng nhưng với điều kiện là Khánh phải bị cách chức và trục xuất
ra khỏi nước. Điều kiện ấy rất hợp với Kỳ. (36)
Ngày 21-2-1965, các tướng lãnh của Hội Đồng Quân Lực họp
lại và đồng ý rằng "Tướng Khánh cần phải được giải nhiệm vì sự
tham quyền cố vị của ông ta rất có hại cho đất nước và dân tộc.
Ông ta đã lạm dụng, chia rẽ tôn giáo và thao túng quân đội." (37)
Họ đến dinh Gia Long yêu cầu quốc trưởng Phan Khắc Sửu
trước sự hiện diện của Thủ tướng Phan Huy Quát và phó Thủ
tướng Nguyễn Văn Thiệu phải ký ngay sắc lệnh thay thế tướng
Nguyễn Khánh bằng trung tướng Trần Văn Minh làm tổng tư lệnh
Quân Đội VNCH.
Ngày 25-2-65, Khánh ra sân bay rời Việt Nam ra đi từ ngày đó
cho đến nay, chấm dứt vai trò của ông trên chính trường miền Nam
và hai nhân vật nổi bật trong Hội Đồng Quân Lực tiếp đó là
Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ như sẽ được đề cập đến
phần sau.
III.- Hai tướng Thiệu - Kỳ và Hội đồng Quân lực:
Vào khoảng đầu tháng 6-1965, nội các Phan Huy Quát bị khối
Công Giáo di cư do hai linh mục Hoàng Quỳnh (xứ Bình An) và
Trần Ngọc Nhuận (xứ Phát Diệm, Phú Nhuận) với sự cộng tác của
một số nhân sĩ Hòa Hảo và Cao Đài chống đối mạnh mẽ vì dự định
một qui chế giáo dục hạn chế hoạt động của các đại và tiểu chủng
viện Công Giáo. Tướng Nguyễn Chánh Thi trong "Việt Nam, Một
Trời Tâm Sự" đã kể lại:
"Thủ tướng Phan Huy Quát vừa lên được hơn 3 tháng thì lại gặp
khó khăn (vậy là khoảng cuối tháng 5-1965). Lần này bị chống đối,
và những cuộc biểu tình diễn ra từ bên phiá Công Giáo cho rằng
chính phủ của ông ta yếu kém và ngã về phiá trung lập, yêu cầu
ông ta từ chức.
Ông Phan Huy Quát và luật sư Trần Văn Tuyên điện thoại cầu
cứu tôi (Nguyễn Chánh Thi, tư lệnh Quân Đoàn I ở Đà Nẵng) từ
đêm này qua đêm khác. Hai ông nhờ tôi giải quyết dùm các vụ đạo
hữu Công giáo kéo đến tụ tập ngồi trong dinh Gia Long... Tôi đang
bận vì tình hình quân sự khó khăn... Vì cứ bị thúc bách, tôi hưá với
cụ Phan Khắc Sửu và ông Phan Huy Quát sẽ về Sài Gòn xem xét
165