Page 171 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 171
Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975
của chính phủ bất ngờ dùng xe tăng và không quân tiến chiếm bản
doanh Quân Đoàn I, tòa Thị Chính và ty Cảnh Sát mà không gặp
trở ngại nào. Tướng Đính chạy vào bộ tư lệnh TQLC Mỹ ở Đà
Nẵng xin tỵ nạn chính trị.
Ngày 19-5, đại tá Nguyễn Ngọc Loan, tổng giám đốc Cảnh Sát
Công An, nhận trách nhiệm chỉ huy cuộc hành quân. Tướng Cao
không chịu ra lệnh tấn công chùa, cũng vào bộ tư lệnh TQLC Mỹ
xin tỵ nạn chính trị. Kỳ phải cử Đỗ Quốc Dũng ra thay.
Ngày 22-5, chùa Tân Minh bị chiếm
Ngày 23-5, chùa Phổ Đà bị chiếm, thị trưởng Nguyễn Văn Mẫn
bị bắt tại đây.
Kết qủa sau 9 ngày xung đột (14-5 đến 23-5) có 70 người chết,
540 người bị thương, 300 quân nhân đầu hàng và 200 quân nhân bị
bắt và bị đưa vào Sài Gòn. Khoảng 6.000 sĩ quan, hạ sĩ quan và
quân nhân đào ngũ, một số người không lối thoát đã phải chạy ra
theo chiến khu của Việt Cộng. (42)
Từ ngày 24-5 đến 10-6-66, Phật tử Huế tiếp tục biểu tình chống
đối cùng với sinh viên Sài Gòn chống Mỹ can thiệp và đả đảo
Thiệu-Kỳ.
Bàn thờ Phật tử ngày 5-6 được huy động ra đường ở Huế, Đà
Nẵng, Qui Nhơn, Sài Gòn để ngăn chận lưu thông.
Ngày 8-6-66, thượng tọa Trí Quang tuyệt thực.
Phiá chính phủ thì ngày 24-5 cho triệu tập một Hội Đồng Nhân
Dân và Quân Lực để thảo luận về hiến chế và tổ chức bầu cử.
Ngày 2-6, Ủy ban Lãnh Đạo Quốc Gia được mở rộng, có thêm
10 vị dân sự. Đó là do một thỏa hiệp với phe Phật tử ôn hòa của
thượng tọa Thích Tâm Châu.
Ngày 7-6, hơn 3.000 Thủy Quân Lục Chiến, Cảnh Sát Dã
Chiến, Nhảy Dù đến bao vây Huế và phong tỏa kinh tế ở đây.
Tướng Hoàng Xuân Lãm được cử tư lệnh Quân Đoàn I, tướng Ngô
Quang Trưởng làm tư lệnh Sư Đoàn I.
Từ ngày 11-6 đến 22-6-66, Kỳ đánh dẹp toàn bộ sự đề kháng ở
Huế và Quảng Trị, thượng tọa Trí Quang bị bắt ở bệnh viện Huế
và đưa về Sài Gòn, giam giữ ở bệnh viện Duy Tân.
Các tướng Nguyễn Chánh Thi, Nguyễn Văn Chuân, Tôn Thất
Đính, Huỳnh Văn Cao và Phạm Xuân Nhuận bị đưa về giam ở số 2
170