Page 172 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 172
Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975
đường Tú Xương, Sài Gòn. Đến ngày 9-7-66, Hội đồng Kỷ luật
Tướng lãnh quyết định: Đính bị giải chức, 3 tướng Thi, Chuân,
Cao cho về hưu, Nhuận giáng cấp xuống đại tá. Tất cả bị 60 ngày
trọng cấm. Ngày 31-7-66, Thi bị trục xuất khỏi Việt Nam (qua Hoa
Kỳ với lý do đi chữa bệnh mũi). Biến động miền Trung chấm dứt.
Ngày 23-6, ở Sài Gòn, quân đội và cảnh sát dã chiến bao vây và
tảo thanh Viện Hóa Đạo và Việt Nam Quốc Tự. Như vậy là chấm
dứt phong trào chống đối Thiệu-Kỳ khởi phát từ ngày 22-8-65 kéo
dài được 10 tháng.
Sau khi tạm ổn định tình hình chống đối ở các đô thị, chính phủ
Thiệu Kỳ chú trọng đến việc cho soạn thảo một bản Hiến Pháp.
Ngày 11-9-66, ngày đi bầu Quốc Hội Lập Hiến với số dân biểu
là 117 vị, QHLH chỉ có nhiệm vụ soạn thảo và biểu quyết Hiến
Pháp. Sau đó sẽ chấm dứt nhiệm kỳ.
Quốc Hội Lập Hiến (11-9-66 đến 1-4-67) đã soạn xong bản
Hiến Pháp với sự giúp đỡ của giáo sư John Roche, một cộng sự
viên của tòa Bạch ốc.
Ngày 1-4-67, Hiến Pháp được ban hành với những điểm qui
định guồng máy công quyền trung ương như sau:
- Ngành Lập Pháp có hai viện: Thượng Viện (60 ghế), Hạ Viện
(gồm 127 ghế).
- Ngành Hành Pháp được trao cho một vị Tổng thống có toàn
quyền, giúp đỡ bởi một vị Phó Tổng thống đứng cùng liên danh và
bởi một vị Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm.
- Ngành Tư Pháp đứng đầu là Tối Cao Pháp Viện và độc lập với
Hành Pháp và Lập Pháp.
Bầu cử Tổng thống và Thượng viên là ngày 3-9-67 và Hạ Viện
22-10-67.
Kết qủa bầu cử Tổng thống ngày 3-9-67 như sau:
1.- Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Cao Kỳ: 1.638.902 phiếu
2.- Trương Đình Dzu - Trần Văn Chiêu: 800.285 phiếu
3.- Phan Khắc Sửu - Phan Quang Đán: 502.732
4.- Trần Văn Hương - Mai Thọ Truyền: 464.638
5.- Hà Thúc Ký - Nguyễn Văn Định: 346.573
6.- Nguyễn Đình Quát - Trần Cửu Chấn: 315-329
7.- Nguyễn Hòa Hiệp - Nguyễn thế Truyền: 158.398
8.- Vũ Hồng Khanh - Dương Trung Đồng: 149.652
171