Page 176 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 176

Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975


             dụng sách lược của cuộc chiến tranh qui ước, chủ yếu dựa vào hỏa
             lực, pháo binh và không quân. Chiến thuật thông thường là pháo
             binh từ xa, rồi xử dụng thiết vận xa, hay trực thăng vận đổ quân
             tiến  chiếm  mục  tiêu.  Quân  đội  của  Mỹ  hay  của  VNCH  thường
             đóng cố định ở các đơn vị trú quân, đồn bót trong khi các đơn vị
             Việt cộng lại mang tính cơ động cao. Họ chủ động tập trung tấn
             công mục tiêu định trước rồi phân tán mỏng trong nhân dân. Cho
             nên dù với tỷ lệ là 5 chống 1, theo tài liệu của Nguyễn Khắc Ngữ
             khi cho rằng năm 1964, quân đội VNCH, Hoa Kỳ và Đồng Minh
             lên đến con số 1 triệu 300 người chống lại 250.000 quân Việt Cộng
             (46), hay với tỷ lệ 3 chống 1 theo tài liệu của Gérard Le Quang khi
             cho rằng năm 1965, Mỹ-VNCH-Đồng Minh có 748.5000 người để
             chống lại 240.000 quân cộng sản (47). Phe Quốc Gia ở Miền Nam
             vẫn không đủ quân số để thắng quân du kích cộng sản bởi vì quân
             đội Quốc Gia và Đồng Minh phải dàn mỏng đóng đồn khắp nơi
             chứ đâu tập trung vào một chỗ (cho nên để đối phó với chiến lược
             và chiến thuật trong chiến tranh quy ước của phe VNCH và Đồng
             Minh, Việt cộng cho thi hành lối đánh du kích và đánh tập trung để
             tiêu hao lực lượng của phe quốc gia. Đại tướng Văn Tiến Dũng của
             CSBV trong cuốn "Chiến tranh nhân dân, Quốc phòng toàn dân"
             đã chỉ đạo rất rõ về chiến lược của CS trong cuộc chiến này.
                  "Phương châm chiến lược chung của quân đội xâm lăng là tìm
             cách nhanh chóng tiêu diệt ta, chiếm đóng các căn cứ chiến lược
             rồi loang dần ra chiếm đóng khắp mọi nơi". "Toàn dân đánh giặc"
             của ta sẽ buộc lực lượng chủ lực của chúng phải phân tán ra thành
             hàng trăm hàng nghìn chỗ để luôn luôn đối phó một cách bị động...
             Khi địch tập trung lực lượng để tìm diệt ta, thì không sao tìm thấy
             ta ở đâu... Nhưng khi địch uể oải thì bất ngờ chủ lực ta tập trung
             xuất hiện, tiến công sấm sét, nhanh chóng đập nát chúng... Do đó,
             địch có tăng bao nhiêu quân thì vẫn không sao giành lại thế chủ
             động  đã  mất.  Vì  vậy,  nghệ  thuật  quân  sự  của  ta  là  kết  hợp  hai
             phương thức đánh giặc cơ bản: "đánh du kích và đánh tập  trung"
             (48).
                   Đại tướng cộng sản Võ Nguyên Giáp trong cuốn sách của ông
             với cái tựa dài thòng "Nắm vững đường lối chiến tranh nhân dân
             đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ" đã phân định ba
             thứ quân trong cái mà họ gọi  là "Lực lượng vũ trang nhân dân"

                                           175
   171   172   173   174   175   176   177   178   179   180   181