Page 169 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 169

Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975


               13.- Ủy viên Thanh Niên: đại tá Hồ Văn Di Hinh
               14.- Ủy viên Thương Mại: ông Nguyễn Kiển Thiện Ấn
               15.- Ủy viên Công Kỹ Nghệ: dược sĩ La Thành Nghệ
               16.- Ủy viên Tài Chánh: giáo sư Trần Văn Kiện
               17.- Ủy viên Lao Động: luật sư Nguyễn Hữu Hùng
               18.-  Ủy  viên  Giáo  Thông  và  Vận  Tải:  kỹ  sư  Trương  Quang
           Thuấn
               19.- Ủy viên Giáo Dục: bác sĩ Nguyễn Văn Thơ
               20.- Ủy viên Y Tế: bác sĩ Trần Lữ Y
               21.- Ủy viên Xã Hội: ông Nguyễn Xuân Phong
               22.- Ủy viên Cựu Chiến Binh: bác sĩ Nguyễn Tấn Hồng
               23.- Thứ ủy Thông Tin: luật sư Mai Văn Đại
               24.- Thứ ủy Chiêu Hồi: đại tá Phạm Anh
               25.- Thứ ủy Ngoại Giao: ông Bùi Diễm
               Tổng cộng 25 người, có 8 quân nhân (6 tướng 2 đại tá) và 17
           dân sự. (theo tài liệu của Trần Văn Đôn, sđd, tr. 369).
                Nội  các  của  Kỳ  mệnh  danh  là  "Chính  phủ  của  dân  nghèo"
           nhưng  thực  sự  là  một  chính  phủ  tham  nhũng  tệ  hại  nhất.  Ông
           nguyễn Trân cho biết: Nạn tham nhũng hoành hành khắp nơi và ở
           tất cả các cấp chính quyền quân đội. Những chức vụ tư lệnh Quân
           Đoàn,  Sư  Đoàn,  Tỉnh  Trưởng,  Quận  Trưởng,  Cảnh  Sát
           Trưởng,v.v...  không  được  bổ  nhiệm  tùy  theo  khả  năng  hay  tinh
           thần phục vụ, mà tùy theo giá tiền được trả cao hơn từ 5, 10 triệu
           tới 40, 50 triệu. Chức cảnh sát trưởng Quận 5 ở Chợ Lớn là 50
           triệu." (39).
                 Stanley Karnow đã kể lại rất tỉ mỉ về những đường lối làm giàu
           phi pháp của tướng Nguyễn Cao Kỳ, Trần Thiện Khiêm, Đặng Văn
           Quang,  Nguyễn  Văn  Toàn  và  Nguyễn  Hữu  Có  trong  cuốn
           "Vietnam, A History", sđd, từ trang 441-443).
                   Chính phủ của Kỳ mới kéo dài hai tháng thì đã gặp sự chống
           đối rất mạnh của sinh viên và Phật tử khối Ấn Quang. Ngày 22-8-
           65 xảy ra biểu tình bạo động tại Huế chống quân phiệt Thiệu-Kỳ
           và đòi chính phủ dân sự. Tại Sài Gòn 7 ngày sau cũng đã nổi lên
           cuộc biểu tình của tăng ni phật tử (29-8) cùng với mục đích như
           cuộc biểu tình ở Huế.
                Ngày 1-12-65, trung tướng Thi gửi cho trung tướng Thiệu, chủ

                                          168
   164   165   166   167   168   169   170   171   172   173   174