Page 184 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 184
Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975
phòng thủ chung Đông Nam Á, Hoa Kỳ sẵn sàng tùy theo quyết
định của Tổng thống, áp dụng mọi biện pháp cần thiết, kể luôn
việc xử dụng quân lực, để hổ trợ mọi hội viên hay quốc gia đã ký
kết bản hiệp ước phòng thủ chung Đông Nam Á Châu thỉnh cầu sự
hỗ trợ ấy để bảo vệ tự do của mình" (60).
Ngày 13-8-64: J. Balir Seaborn, trưởng đoàn Gia Nã Đại trong
Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến được Hoa Kỳ yêu cầu gặp
Phạm Văn Đồng lần nữa để đưa đề nghị viện trợ kinh tế cho Hà
Nội nếu họ từ bỏ sự gây hấn ở miền Nam. Nếu ngoan cố, họ sẽ bị
trừng phạt nặng nề nhưng Phạm Văn Đồng đã giận dữ từ chối. (61)
Hoàng Cơ Thụy kể lại rằng Dean Rusk nhờ ông Seaborn gặp
Phạm Văn Đồng để thông báo lập trường của Hoa Kỳ gồm các
điểm như sau:
"Hoa Kỳ muốn một cách giản dị rằng Bắc Việt phải hạn chế
tham vọng của mình vào lãnh thổ đã được Hiệp định Genève năm
1954 bán bố. Còn Hoa Kỳ thì chỉ muốn bảo vệ sự vẹn toàn lãnh
thổ của quốc gia miền Nam chống phiến loạn và du kích.
"Hoa Kỳ không hề muốn đặt những căn cứ quân sự trong vùng
này và Hoa Kỳ cũng không muốn lật đổ chế độ cộng sản của Hà
Nội.
"Bắc Việt nên bắt chước các nước Đông Âu như Nam Tư Lạp
Phu và Ba Lan, sẽ được hưởng những quyền lợi kinh tế và khác
nữa về sự sống chung hòa bình ấy". (62)
Giáo sư Nguyễn Ngọc huy chỉ trích nặng nề TT Johnson khi
ông ta tuyên bố chính thức cho Hà Nội biết là Hoa Kỳ "sẽ không
đánh chiếm Bắc Việt, sẽ không lật đổ chế độ cộng sản của Hà
Nội". Chiến tranh hạn chế của Hoa Kỳ là một chiến lược dở, lại
tuyên bố chính thức cho Hà Nội biết cái chiến lược ấy lại là điều
dở hơn (63).
Ngày 10-9-64, TT Johnson ra chỉ thị:
- Cho tái tục những cuộc tuần tiễu De Soto ở vịnh Bắc Việt. Các
khu trục hạm Mỹ phải ở ngoài bờ biển Bắc Việt hơn 12 dặm và
không được liên lạc chi với những cuộc hành quân OPLAN 34-A.
- Cho tái tục những cuộc hành quân OPLAN 34A trên các bờ
biển Bắc Việt.
- Cho tái tục những cuộc hành quân trên không và trên bộ ở Lào
183