Page 190 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 190

Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975


             hoàn toàn các cuộc ném bom tàn phá Bắc Việt bằng không quân,
             hải quân và pháo binh, để đi tới một giải pháp chính trị cho Việt
             Nam".
                  -  Phải đợi tới ngày 8 tháng 5-1972 tức 4 năm sau, dưới thời
             Tổng thống Nixon, mới lại oanh tạc Bắc Việt, ngay trên bầu trời
             Hà Nội và Hải Phòng (bằng những pháo đài báy B-52), thêm thả
             mìn xuống cửa Cấm. Đến ngày 18-12-1972 có oanh tạc lần thứ hai,
             đưa Bắc Việt đến việc ký Hòa Ước Paris ngày 27-1-1973 (nhưng
             vẫn lợi cho CSBV) - (theo ghi nhận của Hoàng Cơ Thụy, sđd, tr.
             3353).
                   Hơn  một  năm  rưỡi  sau  khi  chiến  dịch  được  thực  hiện,
             McNamara, bộ trưởng Quốc Phòng trong báo cáo giác thư ngày
             14-10-68 đã viết: "Chương trình ấy không ngăn cản được một cách
             có ý nghĩa. Những vụ xâm nhập của kẻ địch vào miền Nam, mục
             tiêu chính của chúng ta (làm kiệt quệ tinh thần của Hà Nội) đã
             không đạt được" (74).
                  Vậy  những  yếu  tố  nào  thúc  đẩy  quyết  tâm  kháng  chiến  của
             CSBV:
                  - Việc Johnson thông báo cho Hà Nội biết ông không có ý định
             lật  đổ  CSBV,  không  bao  giờ  đánh  chiếm  Bắc  Việt  (qua  đặc  sứ
             Seaborn của phái đoàn Gia Nã Đại như đã đề cập đến) đã giúp Hà
             Nội yên tâm và quyết tâm chịu đựng chiến dịch oanh tạc vì có thể
             hao  người  tốn  của  trong  các  cuộc  oanh  kích  nhưng  chắc  chắn
             không có cuộc tiến chiếm Bắc Việt bằng bộ binh (đây là một sai
             lầm chiến lược rất lớn lao của TT Johnson mà chính Nixon cũng
             đã phê phán gay gắt).
                  - Sự viện trợ những vũ khí tối tân hiện đại hết sức dồi dào từ
             Liên Xô và Trung Cộng (152 dàn hỏa tiễn SAM và 5 phi đoàn khu
             trục siêu thanh Mig 19 và Mig 21 do Liên Xô viện trợ trong thời
             kỳ này - tài liệu của Hoàng Lạc, Hà Mai Việt, tr. 134-135).
                 - Tinh thần chịu đựng của nhân dân dưới sự kềm kẹp, khủng bố
             và thủ tiêu mà đảng CS đã từng áp dụng từ khi cướp chính quyền
             (năm  1945)  như  đã  chứng  minh  qua  lịch  sử.  Dân  không  phục
             nhưng chỉ theo vì sợ chính sách bạo lực, khủng bố và đàn áp của
             một chính quyền độc đảng và độc tài.

             II.- Johnson với sách lược Mỹ hóa cuộc chiến tranh

                                           189
   185   186   187   188   189   190   191   192   193   194   195