Page 191 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 191
Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975
1.- Việc quân Mỹ tới Việt Nam: Từ ngày TT Johnson lên
thay TT Kennedy (22-11-63) cho đến tháng 2-1965 số cố vấn Mỹ
chỉ tăng lên 7.000 người, tổng cộng 23.550 người, phân phối trong
200 căn cứ miền Nam như sau:
Cố vấn cho Lục Quân: 15.000 người
Không quân: 6.000 người
Hải quân: 1.150 người
Thủy Quân Lục Chiến: 1400 người
Sau vụ trại Holloway ở Pleiku bị Việt Cộng tấn công (7-2-65),
TT Johnson cho lệnh oanh tạc để trả đũa các ngày 7 và 11-2-65
(Flaming Dart I và Flaming Dart II), rồi qua "chiến lược oanh tạc
quy mô" để thuyết phục (Rolling thunder) kéo dài hơn ba năm liền
kể từ ngày 2-3-1965.
Trong khi chiến dịch Rolling thunder đang diễn biến, ngày 22-2-
1965, tướng Westmoreland đề nghị xin cho hai tiểu đoàn lính Mỹ
đến đóng tại Đà Nẵng để bảo vệ phi trường, nơi phát xuất các phi
cơ Mỹ sắp sửa đi oanh tạc Bắc Việt trong chiến dịch Sấm rền
(Rolling thunder) nhằm tránh những cuộc tập kích của Việt cộng
như ở Pleiku hôm 7-2-65. Đề nghị này được TT Johnson chấp
thuận ngày 26-2-65.
Ngày 8-3-65, hai tiểu đoàn TQLC Hoa Kỳ với đầy đủ vũ khí
nặng đổ bộ lên bãi biển Đà Nẵng, khởi đầu cho việc đổ bộ quân
Hoa Kỳ đến tham chiến tại Việt Nam. Đại tướng William C.
Westmoreland đã kể lại trong hồi ký "A Soldier's Report" (Bản
tường trình của một người lính) về chuyện này như sau:
"Tôi cho rằng việc tôi xin đưa Thủy quân Lục chiến vào Đà
Nẵng hoàn toàn vì lý do bảo vệ an ninh cho phi trường chứ không
phải là bước đầu mở rộng sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Việt Nam.
Vì vấn đề an ninh là chuyện sống chết của căn cứ và của nhân viên
phục vụ không thể không có. Hơn nữa, phi trường này là nơi thi
hành chiến lược. Tôi trình bày cặn kẽ cho đại sứ Taylor thấy mối
lưu tâm của mình khiến ông rất thông cảm nên đã chuẩn thuận cho
tôi đưa một tiểu đoàn vào, và dần dà đều vào cả hai.
Đô đốc Sharp, tư lệnh LLTBD đồng ý với đề nghị tôi xin hai
tiểu đoàn vì ông cho rằng nên "sửa chuồng trước khi bò mất thì
vẫn tốt hơn".
190