Page 197 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 197

Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975


                 Kể từ khi thay đổi qua sách lược "tìm và diệt", quân đội Mỹ và
           Đồng Minh đã đụng độ với quân Việt Cộng trên một số trận địa
           tiêu  biểu  như  ở  Vạn  Tường  (Chu  Lai),  giải  cứu  đồn  Đức  Cơ
           (Pleiku), chận đứng chiến dịch Pleime, tiêu diệt cộng sản ở hạ lưu
           sông Yadrang (79)
                - Trận Vạn Tường gần căn cứ Chu Lai (Quảng Nam) ngày 18
           và 19-8-1965:
                Ngày 15-8-65 tướng Westy nhận được nhiều tin tình báo cho
           hay rằng một trung đoàn chủ lực VC (chừng 1500 người) đã ngang
           nghiên xâm nhập vào vùng làng Vạn Tường, ở phiá nam căn cứ
           Chu Lai của Mỹ chỉ có chừng 20 cây số, vậy là gần sát bể.
               Đó là dịp may hiếm có, thấy một lực lượng VC dám tụ họp đông
           đảo binh sĩ đến thế, trong một địa điểm tương đối nhỏ bé. Vậy là
           lần đầu tiên quân đội Mỹ tới Việt Nam, chưa phải "lùng" mà đã có
           cơ hội ra tay để "diệt" theo lối chiến tranh cổ điển.
                Lệnh hành quân (tối mật) liền được ban ra. VC sẽ bị đánh từ ba
           mặt: một đại đội TQLC Mỹ từ Chu Lai ở phiá bắc vượt qua sông
           Trà Bồng xuống để chặn dường; một tiểu đoàn TQLC Mỹ từ ngoài
           bể Đông đổ bộ vào bãi bể An Cường mà đánh lên; lực lượng chính
           TQLC  Mỹ (có cả 2 tiểu đoàn bộ binh VNCH?) được trực thăng
           vận nhảy xuống phiá Tây (ở vùng hạ cánh Bắc và Nam (landing
           xone tức LZ) để đánh ra. Cuộc hành quân mệnh danh là Starlite
           (Ánh sáng sao) sẽ bắt đầu sáng sớm hôm 18-8-65.
                 Cuộc chiến ác liệt diễn ra trong hai hôm, VC bị bao vây trên
           đồi đánh bắn chống trả rất dữ, rồi trốn vào trong những hang động
           và hang hầm (grottes et tunnels) không biết đã đào từ bao giờ. Mỹ
           phải dùng cả trọng pháo 152 từ ngoài bể (chiến hạm Galveston)
           bắn vào mới xong và toàn thắng.
                Kết qủa: theo sử sách Mỹ-Việt thì VC bị chết 614 người (trong
           số ấy có cả viên trung đoàn trưởng), Mỹ chết chỉ có 45 người.
                - Giải cứu đồn Đức Cơ (thuộc Pleiku) từ cuối tháng 5 đến 13-8-
           65:
                Cao nguyên miền Trung thuộc khu 5 của VC (quân khu này về
           sau  được  đổi  thành  Mặt  Trận  Tây  Nguyên  tức  B3).  Đó  cũng  là
           vùng cuối của đường mòn Hồ Chí Minh mà cũng là vùng đầu của
           chiến  lược  CSBV  sẽ  từ  đó  đánh  xuống  biển  Đông  để  cắt  đứt

                                          196
   192   193   194   195   196   197   198   199   200   201   202