Page 206 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 206
Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975
bằng xã hội (với những lãnh tụ như mục sư Martin Luther King) và
phong trào "Hoa Nở" (Flower power) của thanh niên Mỹ: trai để
tóc dài và hút xì ke, gái làm tình tự do và hô khẩu hiệu "làm tình
đi, không lâm chiến" (make love, not war).
Ông Johnson bị họ gọi là tội nhân chiến tranh. Phong trào
phản chiến đã vượt khỏi biên cương Hoa Kỳ lan tới Luân Đôn, Bá
Linh, Đông Kinh, Ba Lê và La Mã...
Giáo Hoàng Paul VI lên ngôi vào năm 1963 là một vị giáo
hoàng được xem là thân Nga và thân Hà Nội. Đỗ Mậu kể rằng
"ngày 11-2-1965 Đức Giáo Hoàng nổi tiếng thân Nga và thân Hà
Nội, kêu gọi ngưng chiến ở Việt Nam". Cũng trong năm 1965,
Giáo Hoàng Paul VI liên tiếp kêu gọi tín đồ cầu nguyện cho hòa
bình thế giới vào ngày 11-7-65 và ngày 19-9-65. Qua ngày 4-10-
1965, ngài đích thân đến Hoa Kỳ hội đàm với TT Johnson, bàn về
tình hình thế giới và chiến tranh Việt Nam. (94)
Ngoài ra Đức Hồng Y Giáo Chủ Pignedoli của Vatican tới Sài
Gòn. Ông chuyển cho các giám mục lời khuyến cáo của Giáo
Hoàng Paul VI là "Giáo hội Thiên Chúa Giáo ở miền Nam phải cố
gắng thích nghi với tình hình, phải tìm cách thoát khỏi con đường
bế tắc của Mỹ và chế độ Sài Gòn. Pignedoli không tán thành
những cuộc biểu tình có tính cách kỳ thị tôn giáo của một xứ đạo
di cư quá gắn bó với chế độ Ngô Đình Diệm. Giáo hội Việt Nam
phải cổ vũ cho hòa bình, hòa giải theo đường lối của Cộng Đồng
Vatican II, nhất là ủng hộ cuộc vận động hòa bình của Giáo Hoàng
Paul VI, thay vì gây hận thù trong lòng dân tộc và tuyên truyền cho
chiến tranh.... Giáo hoàng Paul VI nhìn nhận có hai bên ở Nam
Việt Nam, và Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam là một
thực tế, một bên đang tham chiến ở Việt Nam (95).
Riêng TT De Gaulle của Pháp ngày 1-9-1966, trong chuyến
công du Nam Vang đã tuyên bố lên án sự can thiệp của Hoa Kỳ
vào Việt Nam và đòi cho các sắc dân ở Đông Dương quyền tự do
định đoạt số phận của mình và Norodom Sihanouk, quốc vương
Cao Miên đã ca ngợi thái độ này của De Gaulle: "Thế giới đã tìm
thấy nơi ngài một vị thánh Georges vĩ đại đương thời" (96).
Ngày 2-5-1967 tại Stokholm (Thụy Điển) các học giả nổi tiếng
như Bertrand Russell (Anh), Jean Paul Sartre (Pháp), Simone de
Beauvoir (Pháp)... đã triệu tập một phiên họp của "Tòa án quốc tế
205