Page 208 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 208
Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975
giúp chấm dứt chém giết và chiến tranh, nhưng có những lúc tôi
không suy nghĩ và không thận trọng, và tôi rất hối tiếc đã làm tổn
thương họ. Và tôi muốn tạ lỗi với họ và gia đình họ." (98)
Trước những áp lực ngày càng gia tăng của các phong trào phản
chiến trong nước và trước áp lực của công luận thế giới, TT
Johnson buộc phải tạm ngưng các cuộc oanh tạc Bắc Việt đề tìm
cách điều đình với Bắc Việt.
Theo tài liệu của Karnow mà Hoàng Cơ Thụy đã dẫn lại trong
"VSKL" (sđd, t. 13, tr. 388) thì ngày 7-4-65, TT Johnson đã đọc
một bài diễn văn tại trường Đại học Johns Hopkins tại Baltimore
nêu lên lý do tại sao Hoa Kỳ phải chiến đấu ở Việt Nam. Ông tố
cáo Bắc Việt đã cho bộ đội xâm lăng Nam Việt Nam, do sự thúc
đẩy của Trung Hoa Cộng Sản, khiến dân chúng Hoa Kỳ phải giúp
dân chúng miền Nam bảo vệ độc lập tự do. TT Johnson cho rằng
dân chúng Bắc Việt cũng như Nam Việt đều muốn cơm no áo ấm,
học hành tiến bộ chung nhau để cùng nhau ra khỏi nghèo khó. Vậy
ông sẵn sàng xin Quốc Hội Hoa Kỳ chấp nhận chi 1 tỷ mỹ kim để
giúp Việt Nam phát triển, nhất là việc phát triển sông Mekong.
Ngày hôm sau 8-4-65, Phạm Văn Đồng đã nêu ra 4 điểm để
làm điều kiện cho một sự thương thuyết qua một bài phỏng vấn
của tờ New York Times và được báo này đăng tải trong số báo ra
ngày 16-4-65. Bốn điều kiện đó là:
1/- Hoa Kỳ phải rút hết quân đội, võ khí ra khỏi Nam Việt và
chấm dứt mọi hành động phá hoại Bắc Việt (Đồng không đả động
đến sự hiện diện của các bộ đội BV tại miền Nam)
2/- Trong khi Việt Nam còn bị tạm thời chia đôi bởi hiệp định
Genève, thì cả hai miền không được liên kết quân sự với một ngoại
bang nào. (làm như BV không có nhận viện trợ của Nga Xô và
Trung Cộng).
3/- Việc nội bộ của Nam Việt phải để cho dân chúng miền Nam
tự quyết định lấy, đúng theo chương trình của MTGPMN (tại sao
BV lại xen lấn vào chuyện của miền Nam, và đòi áp dụng chương
trình của MTGPMN?)
4/- Việc thống nhất hai miền trong hòa bình phải do dân hai miền
tự quyết định, không có sự can thiệp của ngoại bang.
(Tài liệu này được Hoàng Cơ Thụy dẫn lại trong "VSKL", sđd, t.
13, tr. 3388).
207