Page 27 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 27
Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975
và noi theo truyền thống của quân đội nhân dân miền Bắc, từ ngày
thành lập "Đội võ trang tuyên truyền giải phóng quân" vào thời kỳ
chống Nhật, rồi "Vệ Quốc Đoàn" thời kỳ chống Pháp và "Quân
Đội Nhân Dân" trong nhiệm vụ xây dựng xã hội chủ nghĩa ngày
nay, quân giải phóng anh dũng chiến đấu dưới ngọn cờ của Đảng,
chiến đấu cho giai cấp công nông, mà họ là những con em của giai
cấp đó. Những lời tâm niệm này, bất cứ là du kích, là địa phương
quân, cơ động hay chủ lực cũng phải thuộc nằm lòng là:
- Trung với Đảng, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành,
khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thẳng.
Quân đội là công cụ của Đảng, Đảng chuyên chính trong quân
đội. Đảng thực hiện cuộc cách mạng đó. Sáu Vi còn nhấn mạnh
thêm: "Chính sách trong giải phóng quân là chính sách của Đảng,
không có một chính sách nào khác, chỉ trừ về phiá Mặt Trận thì ta
mới có chính sách đãi ngộ mà thôi..."
Về trường hợp của 4 tướng Trần Lương, Trần Văn Trà, Lê
Trọng Tấn và Trần Độ, anh Sáu Vi cho biết thêm là cũng vì lý do
chính trị và nguyên tắc cảnh giác cách mạng, nên các đồng chí đó
chưa thể vào Nam ngay được. Danh sách của các ủy viên trong
Mặt Trận vẫn không thay đổi chỉ trừ ủy viên quân sự, trước đây chỉ
định Trần Công Khanh nhưng bây giờ, vào phút chót Bộ Chính Trị
chỉ định Trần Lương thay vào đó với cái tên mới Trần Nam
Trung". (30).
Như vậy Đại Hội thành lập MTDT-GPMNVN đã khai mạc
vào buổi sáng ngày 20-12 và kéo dài đến 11:30 đêm 21-12-60 mới
bế mạc. Đại Hội đã thông qua cương lĩnh của Mặt Trận. Mặt Trận
nhắm đến ba mục tiêu chính là chống đế quốc Mỹ, chống phong
kiến Diệm, và thực hiện cách mạng xã hội bằng cách đem lại ruộng
đất cho nông dân. Tuyên ngôn của Mặt Trận gồm 10 điểm chính
như sau:
1.- Đánh đổ thuộc địa trá hình của đế quốc Mỹ và chính
quyền độc tài Ngô Đình Diệm tay sai của Mỹ, thành lập chính
quyền liên minh dân tộc dân chủ.
2.- Thiết lập chế độ dân chủ rộng rãi và tiến bộ
3.- Xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ.
4.- Giảm tô, bảo đảm nguyên canh, cải cách điền địa.
26