Page 29 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 29
Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975
ĐOẠN II
Giai Đoạn Thứ Hai (1961-1963)
I.- Sự thành lập Quân Đội Giải Phóng Miền Nam (15-2-1961).
Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, Việt Minh chia Nam
Bộ thành 4 khu chiến dưới sự điều động của Lê Duẩn (trước năm
1954).
- Khu 7 ở miền Đông
- Khu 8 ở miền Trung (gồm Mỹ Tho, Tân An, Long Châu Sa
tức phần đất bên này Hậu Giang của các tỉnh long Xuyên, Châu
Đốc, Sa Đéc, Bến tre, Trà Vinh, Vĩnh long).
- Khu 9 ở miền Tây sông Hậu Giang
- Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn.
Bấy giờ Trung ương Cục miền Nam dưới quyền của Đại tướng
Nguyễn Chí Thanh (kể từ 1960) sửa đổi khu 7 thành I, khu 8 thành
I.2, khu 9 thành I.3 và Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định thành I.4 (I là
lấy mẫu tự đầu của Inter-Province có nghĩa là liên tỉnh) (33).
Ban Thường vụ Trung ương Cục miền Nam, đồng thời Ban
Thường vụ của Trung ương MTDTGPMN đều đóng đô ở khu vực
được gọi là "R". Nhiều "cán bộ mùa Thu" (tập kết ra Bắc hồi 1954
và hồi kết về Nam từ 1959) thường hài hước giải thích khác nhau
về danh từ "R" nào là "Rét", nào là "Rừng", nào là "Rắn"... Trong
cuốn "Chung Một Bóng Cờ" do Nguyễn Hữu Thọ chủ biên cùng
nhiều tác giả khác thì "R" có nghĩa là Region (xứ). Kim Nhật thì
không cho biết tên gọi đúng của "R" là gì, chỉ nói là căn cứ R,
vùng đất thuộc quyền quản lý của R nằm trong miền I, tức quân
khu I và căn cứ này được chia ra thành những khu vực nhỏ như:
Khu A, khu B, khu C, khu E và khu H. Những khu này là khu
vực hậu cần R, được R trực tiếp quản lý để phục vụ cho R và nhu
cầu chiến lược chung cho toàn miền.
Không hiểu lượm đâu ra cái danh từ "Khu C" mà mỗi khi muốn
nói đến vùng rừng núi Tây Ninh, biên giới Căm Bốt các nhà quân
sự của Việt Nam hay Mỹ đều gán cho nó là "Khu C"
Điều đó không đúng, "Khu C" của Việt Cộng không phải ở đó!
Đó là khu B. Sự sai lầm đó có lẽ xuất xứ từ những năm đầu của
cuộc chiến rồi trở thành thói quen của những năm sau này dù đã
28