Page 28 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 28

Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975


                   5.- Xây dựng một nền văn hóa giáo dục dân tộc và tiến bộ.
                   6.- Xây dựng quân đội dân tộc bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ nhân
             dân.
                   7.- Thực hiện nam nữ bình quyền, bảo đảm quyền bình đẳng
             giữa các dân tộc, và thực hiện quyền tự trị của các dân tộc thiểu số.
             Bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngoại kiều ở Việt nam và quyền
             lợi của kiều bào ở hải ngoại.
                   8.- Thực hiện chính sách ngoại giao hòa bình và trung lập
                   9.-  Lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền, tiến tới hòa
             bình thống nhất Tổ Quốc.
                 10.- Chống chiến tranh xâm lược. Tích cực bảo vệ hòa bình thế
             giới. (31)
                   Ngày  23-12-1960,  Nguyễn  Hữu  Thọ  đã  họp  với  trung  ương
             Cục Miền Nam để thành lập Ban Thường Vụ Trung Ương của Mặt
             Trận. Đa số là đảng viên cao cấp của đảng Lao Động (hậu thân của
             đảng cộng sản Đông Dương):
                 Chủ tịch: Luật sư Nguyễn Hữu Thọ
                 Phó chủ tịch thứ nhất: Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát
                 Phó chủ tịch thứ hai: Bác sĩ Phùng Văn Cung
                 Ủy viên chủ tịch đoàn: Trần Bửu Kiếm
                 Ban đối ngoại: Giáo sư nguyễn Văn Hiếu
               Ban quân sự: Trung tướng Trần Nam  Trung, tên  thật là  Trần
             Lương, nay chưa tiện vào Nam; Thượng tá Trần Công Khanh tạm
             thời thay thế trưởng ban quân sự sẽ kiêm luôn chức tư lệnh các lực
             lượng Giải phóng quân.
                  Ban kinh tài: Tư Thắng (đang phụ trách về hậu cần)
                  Ban dân y: Mười Năng tức "Bác sĩ Điện Biên" Vũ Cương.
                  Ban tuyên huấn: Trần Bạch Đằng (lo luôn tờ báo Giải Phóng và
             Đài Phát Thanh Giải Phóng)
                  Ban tiếp tân: Huỳnh Tấn Phát

                Văn phòng Mặt Trận sẽ lập căn cứ bên kia đường 22, sát bờ
             sông tại biên giới Việt-Miên. Có động, chỉ cần vượt qua con sông
             chưa đầy chục thước, tức đã đến đất Miên rồi.(32)




                                            27
   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33