Page 326 - Ca Dao Thoi Cong San quyen 3
P. 326
Ca Dao Thời Cộng Sản
là cái vỏ cứng để bảo vệ mọi sự bất trắc, chống lại
thói quen hay xét nét lời ăn tiếng nói của công dân
của mọi chính quyền chuyên chế. Cái cách tự bảo vệ
ấy lại càng rõ rệt ở cấp lãnh đạo và các viên chức
nhà nước làm việc ở các cơ quan quyền lực. Họ nói
bằng thứ ngôn ngữ khô cứng đã mất hết sinh khí, một
thứ ngôn ngữ chết, ngôn ngữ “gỗ”, nói cả buổi mà
người nghe vẫn không thể nhặt ra một chút thông tin
mới nào. Các buổi trả lời phỏng vấn báo chí, diễn văn
tại các buổi lễ kỷ niệm, báo cáo của Đảng, của chính
phủ, của quốc hội, tất cả đều dùng các từ rất mơ hồ,
ít cá tính và ít trách nhiệm nhất. Người cầm quyền
cấp cao nhất và cấp thấp nhất đều biết cách nói mơ
hồ, càng nói mơ hồ càng được đánh giá là chín chắn.
Và nói dối, nói dối hiển nhiên, không cần che đậy.
Vẫn biết rằng nói dối như thế sẽ không thay đổi được
gì vì không một ai tin nhưng vẫn cứ nói. Nói đủ thứ
chuyện, nói về dân chủ và tự do, về tập trung và dân
chủ, về nhân dân là người chủ của đất nước còn
người cầm quyền chỉ là nô bộc của nhân dân. Rồi nói
về cần kiện liêm chính, về chí công vô tư, về lý tưởng
và cả quyết tâm đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa
cộng sản. Nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói không
biết xấu hổ, không biết run sợ vì người nghe không
có thói quen hỏi lại, không có thói quen lưu giữ các
lời giải thích và lời hứa để kiểm tra. Hoặc giả hỏi lại
và kiểm tra là không được phép, là tối kỵ, dễ gặp tai
hoạ nên không hỏi gì cũng là một phép giữ mình.
Người nói nói trong cái trống không, người nghe tuy
có mặt đấy nhưng cũng chỉ nghe có những tiếng vang
của cái trống không. Nói để giao tiếp đã trở thành nói
để không giao tiếp gì hết, nói để mà nói, chả lẽ làm
người lại không nói. Thật ra nói thế mà vẫn hiểu nhau
cả. Người cầm quyền thì biết là nhân dân đang rất
bất bình về nhiều chuyện, nhân dân thì biết người
cầm quyền đang nói dối, nhìn vào thực tiễn là biết
325