Page 329 - Ca Dao Thoi Cong San quyen 3
P. 329
Vũ Ngọc Đĩnh-Chinh Nguyên
tranh và cách mạng nước Nga đều đã trải qua mà
vẫn tồn tại vì đất đai mênh mông của mình và những
tiềm lực vô hạn ẩn giấu trong đó cả vật chất lẫn tinh
thần. Phải vài chục năm nữa nước Nga sẽ là như thế
nhưng trước mắt thì không thể. Lý do rất đơn giản,
kinh tế có thể phục hồi nhanh nhưng con người phải
có thời gian dài hơn nhiều nó mới có thể lấy lại những
gì đã mất. Tầm vóc cá nhân của người Nga trong non
một thế kỷ dưới chế độ Xô Viết đã bị co hẹp lại rất
nhiều dầu họ vẫn được sống, được học tập và lao
động trong những điều kiện của một xã hội văn minh.
Chỉ đáng tiếc cái văn minh của họ là một nền văn
minh tự tạo tách khỏi nền văn minh nhân loại, dựa
trên những tiêu chuẩn mà tâm hồn Nga không thể
chấp nhận, không thể tiến hoá. Lại thêm trong non
một thế kỷ người Nga đã mất dần thói quen suy nghĩ
độc lập, quyết định độc lập, mất dần cả tính cách
phản kháng và bảo vệ chân lý, con người quen sống
trong đám đông, trong tập thể, trong bầy đàn, không
có cơ hội và sự khích lệ của xã hội để tạo ra những
chân dung riêng với những tư tưởng khác nhau,
những triết lý khác nhau những cách sống khác nhau.
Mọi cái khác với chính thống đều bị lên án, mọi cái
giống nhau đều được tuyên dương. Vì những cái
khác nhau rất khó tạo ra sự nhất trí, còn những cái
giống nhau sẽ dễ nghe theo, làm theo mọi mệnh lệnh.
Người cai trị sẽ rất dễ chịu, rất nhàn nhã nếu quốc gia
mình cầm quyền được tổ chức giống như trại lính,
ông ta sẽ có dư thời gian để làm thơ hoặc viết tiểu
thuyết, vừa có cái bây giờ lại có cả cái sau này. Còn
phải lãnh đạo một xã hội dân sự của các công dân tự
do thì có hàng trăm công việc đòi hỏi phải được giải
quyết mỗi ngày, mà cách thức giải quyết cũng rất
phức tạp, nó yêu cầu phải đối thoại, phải được tranh
luận bình đẳng, phải thương lượng, phải luôn luôn
thay đổi những chủ trương mà dân chúng không
328