Page 6 - địa
P. 6
một số cơn bão lớn .

Xét theo kinh độ và vĩ độ, các điểm cực của Nhật Bản như sau:
• Điểm cực Đông: 24°16′59″B 153°59′11″Đ.
• Điểm cực Tây: 24°26′58″B 122°56′1″Đ.
• Điểm cực Bắc: 45°33′21″B 148°45′14″Đ.
• Điểm cực Nam: 20°25′31″B 136°04′11″Đ.
Trên biển, Nhật Bản có vùng đặc quyền kinh tế với đường viền danh nghĩa cách bờ biển 200 hải lý, song
trên thực tế ở các vùng biển Nhật Bản và biển Đông Hải thì phạm vi hẹp hơn nhiều do đây là các biển
chung. Tương tự, vùng lãnh hải của Nhật Bản không phải hoàn toàn có đường viền cách bờ biển 12 hải
lý. Đường bờ biển của Nhật Bản có tổng chiều dài là 33.889 km.

Page 4

Mỗi năm Nhật Bản chịu vào khoảng 1000 trận động đất. Các hoạt động địa chấn này đặc biệt tập trung
vào vùng Kanto, nơi có thủ đô Tokyo và người ta cho rằng cứ 60 năm Tokyo lại gặp một trận động đất
khủng khiếp. Động đất với mức 7 hoặc 8 trong thang Richter đã từng xảy ra ở Nhật Bản. Động đất cấp 3,
4 xảy ra thường xuyên. Trận động đất xảy ra vào ngày 1 tháng 9 năm 1923, với cường độ 8,2 trên thang
Richter, đã tàn phá phần lớn hai thành phố Tokyo và Yokohama. Động đất là mối đe dọa lớn nhất đối với
Nhật Bản nên chính phủ Nhật mỗi năm đã phải bỏ ra hàng tỉ Yên Nhật để tìm kiếm một hệ thống báo
động sớm về động đất, và khoa học địa chấn tại Nhật Bản được coi là tiến bộ nhất trên thế giới nhưng
kết quả của các nghiên cứu và các dụng cụ báo động cho tới nay chưa được coi là đáng tin cậy.
Nhật Bản có 186 núi lửa còn hoạt động trong đó có núi Phú Sĩ. Đi kèm với núi lửa là các suối nước nóng
cũng có rất nhiều ở Nhật Bản.

Nhật Bản có nhiều dãy núi lớn, nổi tiếng nhất là ba dãy núi thuộc Alps Nhật Bản. Các dãy núi phần nhiều
là từ đáy biển đội lên và có hình cánh cung. Núi cao trên 3000m ở Nhật Bản có đến hơn một chục ngọn.
   1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11