Page 19 - C:\Users\Admin\Desktop\LSDB QTien, LCOT\
P. 19
chí xung phong vào cảm tử quân như đồng chí Trịnh Quang Kết ở Đồng Sào, có
đồng đi vệ quốc đoàn như đồng chí Đào Trọng Điệp ở Sậu, nhiều đồng chí hăng
hái tham gia tiễu phỉ ở Khe Vối - Yên Thế. Số anh em còn lại tích cực tham gia
dân quân du kích, tích cực tuần, phòng, canh gác, huấn luyện quân sự.
Nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, đầu năm 1947 Ban cán sự Đảng
Phủ Yên Thế đề ra kế hoạch phát triển đảng viên mới và xây dựng các tổ chức cơ
sở Đảng nhất là khu vực Nhã Nam. Thực hiện kế hoạch của trên, đến giữa năm
1947 tổ chức Đảng ở Tỉnh Đạo được thành lập gồm các thôn: Ấp Chính, Minh
Sinh, Tân Lập, Thành Lập, Công Thanh, Cầu Trấn do đồng chí Hà Văn Nguyên
làm tổ trưởng. Tổ Chức Đảng ở Ấp Sậu gồm các thôn: Cầu Đen, Non Dài, Ấp Sậu,
Đồng Đồi, Đồng Sào do đồng chí Vũ Văn Sách làm tổ trưởng chính thức công khai
hoạt động.
Dưới sự lãnh đạo của hai Đảng bộ Quang Trung và Hợp Tiến, hai tổ Đảng ở
Ấp Sậu và Tỉnh Đạo đã kiện toàn Ban chấp hành các đoàn thể ở các thôn xóm.
Tháng 5/1946 Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam được thành lập gọi tắt là Mặt trận
liên Việt, nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước tham gia kháng chiến, thực hiện
chủ trương của Trung ương Đảng đầu năm 1947 lực lượng tự vệ chuyển thành dân
quân du kích, với nhiệm vụ tuần tra canh gác bảo vệ thôn xóm , sẵn sàng tham gia
chống địch càn quét. Các xã đều xây dựng được lực lượng dân quân du kích.Ở xã
Quang Tiến lúc bấy giờ có các anh: Hoàng Văn Độ, Nguyễn Văn Bất, Lê Văn
Giảng ở Tỉnh Đạo, Nguyễn Văn Khấu ở Đồng Sào, Nguyễn Công Sính ở Trại Han,
Đỗ Đức Vinh, Trần Tất Chính, Thạch Văn Chép, Nguyễn Thị Đán, Lưu Gia Luận,
Đào Văn Bè ở Ấp Sậu, Thân Văn Xuyên ở Công Thành, Ngô Tất Tố ở Cầu Đen đã
tham gia tình nguyện, tổng số dân quân du kích ở Quang Tiến lên tới 120 đồng chí,
trang bị của dân quân du kích lúc bây giờ đều do Nhân dân đóng góp thông qua các
phong trào “Hội ủng hộ kháng chiến”, “Hội bảo trợ du kích”, phong trào dân nuôi
quân được Nhân dân đồng tình ủng hộ.
Năm 1947 thực hiện âm mưu đánh chiếm Bắc Giang, sau khi chiếm được phủ
Lạng Thương ngày 25/11/1947 quân Pháp càn quét lên Yên Thế. Ở khu vực xã
Quang Tiến lúc bấy giờ không khí sẵn sàng đối phó với thực dân Pháp càng khẩn
trương. Cũng trong thời kỳ này vào giữa năm 1947 để chuẩn bị cho kháng chiến
lâu dài, một số nhà văn, nhà sử học, nhạc sỹ, học sỹ của Trung ương đã sơ tán về
Đồi Cháy nay thuộc Thôn Cầu Đen xã Quang Tiến như nhà sử học Trần Huy Liệu,
nhà văn dịch giả Ngô Tất Tố, nhà văn Nguyên Hồng, Kim Lân, họa sỹ Trần Văn
Cẩn, Tạ Thúc Bình, Nhạc sỹ Đỗ Nhuận, Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, Hội văn
nghệ cứu quốc do đồng chí Tố Hữu thành lập tại Đồi Cháy và tờ báo văn nghệ sỹ
ra đầu tiên được xuất bản tại đây.
Suốt 9 năm kháng chiến, các đồng chí văn nghệ sỹ đã được nhân dân Quang
Tiến che chở, đùm bọc, họ vừa tham gia kháng chiến, vừa tích cực tham gia sản
xuất. Nhiều người trong số họ được kết nạp vào Đảng tại đây như nhà văn Ngô Tất
Tố, nhiều tác phẩm văn học lớn được viết tại Cầu Đen trong đó phải kể đến cuốn
tiểu thuyết 2 tập với nhan đề “Núi rừng Yên Thế” và “Sóng gầm” của Nguyên
Hồng, tiểu thuyết “Sống mãi với thủ đô” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, Bài thơ
11
“Rét Thái Nguyên, rét về Yên Thế” cũng được viết tại đây
11 Tạp chí sông thương số 4-5 trang 11 năm 1999
16