Page 22 - C:\Users\Admin\Desktop\LSDB QTien, LCOT\
P. 22
nhân dân cất giấu tài sản, sẵn sàng tản cư khi địch đổ bộ đến địa phương. Lực
lượng dân quân du kích thường xuyên luyện tập, đào thêm hầm hào, ngày đêm
canh phòng tuần tra, sẵn sàng chi viện cho kháng chiến cả sức người và sức của.
Đại hội đề ra chủ trương tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm để từng
bước nâng cao đời sống nhân dân và chi viện cho chiến trường. Đại hội đã bầu ra
Ban chi ủy gồm 3 đồng chí: Đồng chí Hà Văn Nguyên ở Tỉnh Đạo được bầu làm
Bí thư chi bộ đầu tiên của xã Quang Tiến.
Chi bộ Đảng và Ủy ban hành chính xã Quang Tiến được thành lập, một số
đồng chí được chi bộ phân công và nhân dân cử đảm nhận công tác Đảng, Chính
quyền, các đoàn thể ở địa phương. Nhiệm vụ rất mới mẻ, trình độ cán bộ lại thấp
không đồng đều, điều kiện làm việc của Đảng, chính quyền vô cùng khó khăn. Vừa
củng cố xây dựng đội ngũ cán bộ, các đoàn thể từ xã đến thôn, đẩy mạnh phát triển
sản xuất và xây dựng cơ sở vật chất của xã.
Trại bà Nhã thuộc thôn Thành Lập, tại đây tháng 8/1953 đã diễn ra cuộc họp
Quân Dân Chính Đảng quyết định thành lập xã Quang Tiến.
2. Chi bộ lãnh đạo đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện góp
phần đánh thắng thực dân Pháp xâm lược.
Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược của quân và dân ta đã giành
được những thắng lợi quan trọng, vùng địch tạm chiếm ngày càng bị thu hẹp, vùng
tự do của ta ngày càng mở rộng. Để đáp ứng nhu cầu và nhiệm vụ mới, lãnh đạo
đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện ở vùng tự do. Ngay từ năm 1950
Đảng ta đã chủ trương tăng cường công tác xây dựng và củng cố Đảng vững mạnh.
Những năm 1947-1949 số lượng đảng viên phát triển nhanh theo chỉ tiêu, nhưng
chất lượng chưa tốt, nhiều đảng viên mới kết nạp trình độ nhận thức lý luận và
năng lực lãnh đạo còn yếu. Tháng 9/1950 Trung ương tạm ngừng phát triển đảng
viên mới và chủ trương tiến hành cuộc vận động “Đào tạo cán bộ học tập lý luận”,
phê bình và tự phê bình.
Thực hiện chủ trương của Trung ương và sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Huyện ủy đã
mở nhiều lớp huấn luyện lý luận chính trị cho đảng viên dưới các hình thức vừa tập
trung vừa phân tán theo chi bộ, từng đợt. Tài liệu học tập dựa vào cuốn “ Sửa đổi
lối làm việc” của Hồ Chủ Tịch và “Cách mạng dân chủ mới” của đồng chí Trường
Chinh. Đến cuối năm 1951 hầu hết cán bộ đảng viên trong Đảng bộ đã được học
tập lý luận chính trị với phương pháp học tập lý luận chính trị phải được liên hệ
với thực tiễn. Cán bộ đảng viên nhận thức những điều đã học để kiểm điểm ưu
khuyết điểm trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính
phủ, đồng thời triển khai cuộc vận động “Phê bình và tự phê bình” tiến hành chỉnh
đốn tổ chức. Các Ban chi ủy được củng cố kiện toàn theo quy định. Những cán bộ,
đảng viên thoái hóa biến chất đều bị thi hành kỷ luật, khai trừ ra khỏi Đảng. Công
tác phát triển đảng viên mới ở các chi bộ được tiến hành thận trọng, từng bước
đúng nguyên tắc, số đảng viên mới kết nạp tuy ít nhưng chất lượng đảm bảo tốt,
đều là những quần chúng ưu tú, đạt thành tích xuất sắc trong chiến đấu, trong lao
động sản xuất và công tác.
Qua đợt củng cố tổ chức và học tập chính trị, trình độ lý luận, năng lực lãnh
đạo, phẩm chất đạo đức của cán bộ đảng viên đã được nâng lên một bước. Các
biểu hiện tiêu cực, quan liêu, bè phái xa rời quần chúng về cơ bản được xóa bỏ.
19