Page 17 - C:\Users\Admin\Desktop\LSDB QTien, LCOT\
P. 17

trong xã tích cực hưởng ứng, hầu hết các gia đình đều có “Hũ gạo cứu đói” để mỗi
               bữa đong gạo nấu cơm lại bỏ vào một nắm. Trong phong trào này Hội phụ nữ cứu
               quốc đã tích cực vận động nhân dân và gương mẫu thực hiện đạt kết quả cao. Ban
               vận  động  cứu  tế  huyện  đã  thu  được hàng  chục  tấn gạo để  cứu  cho  hàng  nghìn
               người trong phủ thoát khỏi nạn đói và giành một phần giúp đồng bào các tỉnh miền
                                             9
               xuôi lưu tán đến Yên Thế  .
                    Bên cạnh những biện pháp giải quyết nạn đói trước mắt chính quyền chỉ đạo
               Nhân dân thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tăng gia sản xuất ngay,
               tăng gia sản xuất nữa nhằm chống nạn đói lâu dài và cải thiện đời sống nhân dân,
               thi đua tham gia sản xuất, thực hành tiết kiệm được phát động rộng rãi trong nhân

               dân. Khẩu hiệu “không một tấc đất bỏ hoang” đã biến thành câu ca dao quen thuộc
               “Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang, bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu” được nông dân ở
               các thôn, xóm trong xã tích cực thực hiện. Những khu ruộng đất hoang hóa đều
               được khai phá để cấy lúa, trồng ngô khoai, sắn và các loại cây rau mầu khác. Thực
               hiện chủ trương, chính sách của Đảng và chính phủ, chính quyền cách mạng đã
               yêu cầu giai cấp địa chủ giảm 25% mức địa tô, tịch thu ruộng đất của chủ đồn điền
               người pháp và việt gian đem chia cho nông dân nghèo để khuyến khích sản xuất.
               Chính quyền tích cực chỉ đạo nhân dân, vận động các đoàn thể tham gia làm thủy
               lợi sửa chữa nạo vét toàn bộ hệ thống mương máng, sau một thơì gian đẩy mạnh
               tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm đến đầu năm 1946 diện tích hoa mầu tăng
               hàng chục mẫu, cùng với trồng trọt, chăn nuôi trâu, bò, lợn cũng có bước phát triển
               mới. Nạn đói được đẩy lùi, nhân dân càng tin tưởng vào Đảng và chính quyền cách
               mạng, hăng hái đóng góp sức người, sức của để bảo vệ  nền độc lập, tự do của Tổ
               quốc.
                    Trước tình hình trên 90% dân số cả nước bị mù chữ, Hồ Chủ Tịch kêu gọi
               toàn dân chống nạn thất học. Thực hiện lời kêu gọi của Người, phong trào bình dân
               học vụ, xóa nạn mù chữ phát triển mạnh mẽ, rộng khắp mọi tầng lớp nhân dân với
               nhiều biện pháp thiết thực. Người biết chữ dậy cho người chưa biết chữ, trẻ, già,
               trai gái đều hăng hái thi đua học tập. Ở khắp các thôn xóm đều có các lớp học bình
               dân, bằng nhiều hình thức học tập buổi trưa, buổi tối. Ban vận động xóa nạn mù
               chữ đã tổ chức các hình thức khích lệ mọi người đi học như hỏi chữ ngoài cổng
               chợ (đọc được mới cho vào mua bán) hoặc không lấy vợ, lấy chồng mù chữ. Nhằm
               đáp ứng nhu cầu về giáo viên xã đã cử hàng chục người có trình độ văn hóa đi dự
               lớp bồi dưỡng giáo viên bình dân do tỉnh mở. Trong quá trình dạy học nhiều giáo
               viên đã đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua diệt giặc dốt. Đến cuối năm 1947 ở Quang
               Tiến đã có nhiều người biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ.
                    Cùng với việc chống giặc đói, giặc dốt phong trào thực hiện nếp sống mới
               cũng được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng. Các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, ma
               chay cưới xin tốn kém và các tệ nạn xã hội cờ bạc, rượu chè, nghiện hút đều được
               xóa bỏ, phong trào dọn vệ sinh ngõ xóm, giếng nước, hố xí, lập chòi phát thanh
               tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và chính phủ ở các thôn xóm
               được thi đua thực hiện. Cán bộ Y tế của xã dưới sự lãnh đạo của chính quyền đã
               tích cực vận động nhân dân phòng chống các bệnh dịch tả, đậu mùa, sốt rét, vàng
               da và diệt chấy, rận, ruồi muỗi. Phong trào thể dục thể thao “Khỏe vì nước” sôi nổi

               9  Trang 41 - Lịch sử Đảng bộ huyện Tân Yên xuất bản năm 2010.
                                                             14
   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22