Page 13 - C:\Users\Admin\Desktop\LSDB QTien, LCOT\
P. 13

truyền giáo dục đường lới cách mạng, giác ngộ cách mạng cho quần chúng, xây

               dựng cách mạng ở địa phương. Số người được tuyên truyền giác ngộ tăng nhanh,
               cơ sở cách mạng được xây dựng ở An Liễu, Yên Lý rồi lan rộng ra.
                    Trong năm 1939 phong trào truyền bá quốc ngữ từ Phủ Lạng Thương phát
               triển lên Nhã Nam, từ Nhã Nam các hoạt động truyền bá quốc ngữ của Mặt trận

               dân chủ lan ra một số địa phương lân cận.
                    Cuối năm 1943 các cơ sở cách mạng ở An Liễu, Yên Lý, Đồng Điều trở thành
               chỗ đứng chân vững chắc cho các đồng chí hoạt động cách mạng, nhiều đồng chí
               đảng viên đã thoát khỏi nhà tù đế quốc còn đang ốm đau bệnh tật đã được cơ sở
               cách mạng ở đây hết lòng nuôi dưỡng, chữa bệnh và bảo vệ chu đáo, mặc dù gia

               đình các cơ sở cách mạng này rất nghèo túng khó khăn.
                    Tháng 7/1944, đồng chí Hà Thị Quế, ủy viên ban cán sự Bắc Giang từ an toàn
               khu II về phụ trách và xây dựng cơ sở, phong trào cách mạng ở Yên Thế và Việt
               Yên, lúc này ở Yên Thế Hạ có cơ sở cách mạng ở Yên Lý, Lăng Cao, Nhã Nam,

               Ấp Cầu Trắng, Ấp Đồng Điều, Ấp Cầu Sa.  Ngày 15/07/1944, tại nhà đồng chí
                                               7
               Nguyễn Đình Ký ở An Liễu  Ban cán sự Đảng Tỉnh họp, đề ra chủ trương mở rộng
               hơn nữa mặt trận Việt Minh, để thu hút những kỳ hào có ý thức và tinh thần dân
               tộc. Chủ trương này làm cho nhiều kỳ hào ở Phúc Sơn, Đại Hóa, Phúc Hòa rất
               phấn khởi hăng hái tham gia hoặc vận động con cháu tham gia mặt trận việt minh,
               ủng hộ tinh thần, vật chất cho mặt trận Việt minh. Trong thời gian này đồng chí Hà

               Thị Quế đã giác ngộ được nhiều quần chúng và giác ngộ được nhiều đảng viên và
               đồng chí đã thành lập được hai chi bộ Đồng Điều và Yên Lý do đồng chí Hà Thị
               Quế trực tiếp làm bí thư chi bộ.
                                                                                                           8
                    Ngày 17/05/1944 tại nhà đồng chí Nguyễn Đình Ký ấp An Liễu- xã Lam Cốt .
               Ban cán sự họp để mở rộng mặt trận việt minh, đồng chí Vũ Văn Sách, đồng chí
               Nguyễn Văn Sáng ở ấp Sậu được đồng chí Lý Ao ở Vàng Ve - Đại Hóa tuyên
               truyền giác ngộ, các đồng chí đã tích cực tuyên truyền ủng hộ Việt minh. Từ đấy
               phong trào đã lan rộng ra toàn xã, nhân dân Quang Tiến đã thực sự tin vào cách
               mạng, tin vào Việt minh làm cho bọn địa chủ và binh lính đội bảo an hoang mang

               lo sợ.
                    Tháng 2/1945, dưới sự chỉ huy của đồng chí Cát Lượng, đội du kích quân ta
               đã nổ súng tấn công phủ Yên Thế lần thứ nhất, tên tri phủ Yên Thế đã phải bỏ trốn
               vào ấp Quản Ngọ (tức Công Thành ngày nay).

                    Tháng 3/1945 Nhật đảo chính Pháp, Nhật phái viên trị phủ Trương Văn Trang
               đến cai quân ở Yên Thế không được bao lâu thì bị lực lượng cách mạng bắt sống ở
               Dốc Đanh, xã Tân Trung làm cho hệ thống quan lại, binh lính ở Nhã Nam hoang
               mang lo sợ. Để trả thù và tiêu diệt lực lượng cách mạng, chúng tăng cường lùng




               7  Theo lịch sử Đảng bộ Tân Yên – Trang 21 năm 2010
               8   Đồng chí Nguyễn Đình Ký bí danh là Trần Đình Toại, sinh 1902, quê làng Vân – xã Vân Hà – Việt Yên được giác
               ngộ CM và là hội viên thanh niên CM đồng chí hội từ năm 1929. Do bị khủng bố đồng chí lánh nạn lên Yên Thế và
               bị mất lien lạc từ đấy năm 1939 Ấp An Liễu thuộc thôn Yên Lí xã Lý Cốt, nay thuộc xã Lam Cốt.
                                                             10
   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18