Page 10 - C:\Users\Admin\Desktop\LSDB QTien, LCOT\
P. 10
1. Tình hình kinh tế - xã hội Quang Tiến trong thời kỳ Pháp thuộc
Ngay sau khi chiếm giữ những địa bàn trọng yếu ở phủ Yên Thế và một số địa phương
khác trong tỉnh, thực dân Pháp thực thi ngay các chính sách cai trị áp bức về chính trị, bóc lột
về kinh tế, đầu độc cuộc sống văn hóa xã hội hết sức hà khắc.
Để mua chuộc lôi kéo thanh niên đi lính, để gây hiềm khích chia rẽ nội bộ
nhân dân, thực dân phong kiến cho gia đình có người đi lính được hưởng ưu đãi
miễn thuế thân, cho nhận thẻ căn cước không mất tiền, cấp thêm ruộng. Giữa năm
1897 mỗi người đi lính được cấp 3 mẫu lương điền hoặc 250 quan tiền trong một
năm. Năm 1907, chúng bắt tất cả nam thanh niên từ 22 đến 28 phải đăng lính. Năm
1913 bọn thực dân phong kiến ban hành sắc lệnh cấm tổ chức hội kín, đưa ra nhiều
hình thức đàn áp các hành động chống lại chúng như:
- Người tham gia hội kín bị phạt tiền từ 100 fờrăng đến 500 fờrăng phạt tù từ 6
tháng đến 2 năm, người đứng ra lập hội kín bị phạt gấp đôi.
- Mỗi cuộc họp bất kể là họp gì có trên 20 người dự đều phải xin phép nhà
chức trách nếu không sẽ bị phạt tiền từ 6 fờrăng đến 200 fờrăng phạt giam từ 6
ngày đến 3 tháng, chủ trì cuộc họp bị phạt từ 16 fờrăng đến 200 fờrăng phạt giam
từ 6 ngày đến 6 tháng.
- Người tự ý cho hội họp ở nhà mình bị phạt tiền từ 16 fờrăng đến 200 fờrăng ,
phạt tù từ 6 ngày đến 3 tháng, phạt giam từ 1 tháng đến 1 năm tù, phạt tiền từ 16
fờrăng đến 200 fờrăng những người tàng trữ hoặc sản xuất vũ khí trái phép.
- Nam giới từ 18 tuổi trở nên phải đăng ký thẻ căn cước, không có thẻ căn
cước bị phạt giam từ 1 ngày đến 5 ngày, phạt tiền từ 1 fờrăng đến 5 fờrăng hòng
thâu tóm quyền lực đến tận cơ sở.
Từ năm 1921 đến năm 1941 thực dân Pháp thành lập các hội như: Hội Đồng
Tộc Biểu (Hội Đồng Hương Chính), Hội Đồng Kỳ Mục, cùng Hội Đồng Tộc Biểu
điều hành và quản lý các hoạt động của làng, với Hội Đồng Kỳ Hào thay thế cho
hội đồng Hội Đồng Tộc Biểu và Hội Đồng Kỳ Mục. Nhưng rồi cũng vẫn chẳng
khác gì nhau, chúng vẫn chỉ là những kẻ chuyên nhũng nhiễu, đục khoét nhân dân
lao động, bị nhân dân khinh bỉ chống lại. Tham vọng thâu tóm triệt để quyền lực
tới tận cơ sở của chế độ thực dân phong kiến không được thực hiện.
Cùng với các chính sách cai trị, các hình thức quản lý, như vậy bọn thực dân
phong kiến còn ngầm khuyến khích các hoạt động mua quan bán tước, thương mại
hóa các chức sắc càng làm cho tình hình kinh tế xã hội thêm nhiễu loạn.
Về kinh tế: Để bóc lột nhân dân mà chủ yếu là nông dân được nhiều hơn,
thực dân phong kiến dùng nhiều thủ đoạn xảo quyệt. Trước hết chúng thay đổi độ
dài của quan điều xích(1 thước ta) từ 0,47m còn 0,40 m, 1 mẫu ruộng đang là
2
2
4.970 m nay còn 3.600 m . Do đó tổng diện tích tự nhiên tăng lên 38% nhưng
định mức thuế 1 mẫu ruộng vẫn giữ nguyên. Đồng thời chúng còn phân loại lại
hạng ruộng đất để thu thuế được nhiều hơn, các loại thuế công điền, công thổ, các
khoản tiền làng, tiền xã đều vét từ túi người nông dân.
7