Page 12 - C:\Users\Admin\Desktop\LSDB QTien, LCOT\
P. 12

đinh từ 18 - 60 tuổi, mỗi năm phải đi lao dịch 48 ngày ở hàng tỉnh hàng sứ, những

               năm sau chúng tách ra 4 - 5 ngày để làm việc làng, số ngày còn nếu có tiền được
               phép bỏ tiền ra chuộc. Sang đầu thế kỷ XX, 48 ngày lao dịch của xuất đinh nếu có
               tiền đều được bỏ ra chuộc. Với sự thay đổi này bọn thực dân phong kiến nêu ra
               rằng, chúng đã bỏ chế độ lao dịch. Bên cạnh chế độ lao dịch chúng còn bắt tất cả

               đàn ông từ 18 - 60 tuổi vẫn phải đóng thuế thân. Mỗi xuất thuế thân năm 1937 là
                                                                                            5
               2,5 đồng tiền Đông dương gần bằng giá tiền 1 tạ gạo cùng thời điểm .
                    Về văn hóa - xã hội: Trong xã hội thực dân phong kiến, dân trên đất Quang
               Tiến còn rất thưa thớt, tập trung đông ở làng Ninh, Tỉnh Đạo, Ấp Sậu và một vài
               điểm dân cư rải rác trên địa bàn nên đình chùa cổ hầu như không có, mãi về sau

               nhân dân trong xã mới lập miếu thờ những người có công đầu xây dựng giữ gìn
               làng xã. Ngay sau khi chiếm được Yên Thế thực dân và phong kiến đã vận động
               dân theo đạo Gia Tô, ngăn cản tự do tín ngưỡng truyền thống.
                    Trước cách mạng tháng 8/1945, cả phủ Yên Thế có một trạm xá ở Nhã Nam

               có 1-2 y sĩ, 1-2 hộ sinh, dụng cụ y tế thuốc thang chữa bệnh hầu như không có,
               người dân đau yếu vẫn chủ yếu dựa vào mấy ông lang vườn, mấy thầy mo, thầy
               cúng, hữu sinh vô dưỡng trở thành tình trạng phổ biến .
                                                                            6
                    Hệ thống giáo dục hầu như không có, nông dân trong xã hầu hết là mù chữ,
               nhiều làng trong huyện có mở được các trường làng, nhưng số học sinh không ổn
               định thường là rất ít, việc mở trường làng phải được cho phép của chính quyền

               thực dân phong kiến, phải tự lo khoản chi phí xây dựng, trang thiết bị, trả lương
               thầy giáo. Nội dung chương trình dạy học ở các loại trường lớp phải chịu sự áp đặt
               kiểm soát khắt khe của chính quyền thực dân. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ
               cũng chỉ là điệu ru ngủ, những lời hát cam chịu làm nô nệ, xô đẩy người dân vào

               vũng bùn tối tăm, lạc hậu tạo ra chỗ đứng chân vững chắc cho nền thống trị của
               thực dân phong kiến.
                    2. Xây dựng lực lượng Cách mạng tiến tới giành chính quyền về tay nhân
               dân
                    Cuối năm 1936 nhiều đảng viên Đảng cộng sản Đông Dương đã thoát khỏi

               nhà tù đế quốc, vừa được trở lại tự do, các đồng chí đã quay về địa phương tiếp tục
               hoạt động. Những đồng chí hoạt động ở Bắc Giang đã quy tụ cơ sở ở phủ Lạng
               Thương, lập ra cơ quan liên lạc của phong trào dân chủ, làm nơi phân phát tài liệu,
               sách báo của Đảng, của mặt trận dân chủ của tỉnh, là đầu mối để phát triển cơ sở

               cách mạng, lãnh đạo phong trào cách mạng trong toàn Tỉnh. Giữa năm 1938, đồng
               chí Hoàng Quốc Việt về Yên Thế hoạt động và đã gây ra được cơ sở cách mạng bí
               mật ở Lục Liễu. Từ Bắc Giang cầm thư từ trao đổi với các đồng chí ở Hà Nội,
               đồng chí Hoàng Quốc Việt vẫn liên lạc gián tiếp qua các cơ sở này(1). Đầu năm
               1939, từ ấp An Liễu xã Lam Cốt, đồng chí Nguyễn Đình Ký người quê ở làng Vân

               bắt mối liên lạc với cách mạng ở huyện Hiệp hòa và được giao nhiệm vụ tuyên


               5  Theo lịch sử Đảng bộ Yên Thế trang 17 – 18 năm 2010
               6  Theo lịch sử Đảng bộ Yên Thế trang 17 – 18 năm 2010
                                                             9
   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17