Page 9 - C:\Users\Admin\Desktop\LSDB QTien, LCOT\
P. 9
đường Bố Hạ - Nhã Nam - Hà Châu, chia Yên Thế thành 2 miền rõ rệt đó là Yên
Thế Thượng và Yên Thế Hạ. Khi xây dựng xong thành Tỉnh Đạo, Nguyễn Cao cho
khai khẩn đất đai trồng lúa, xây dựng kho tàng dự trữ lương thực, sẵn sàng đối phó
2
với thực dân pháp xâm lược .
Trước sự lớn mạnh của nghĩa quân Nguyễn Cao, ngày 15/03/1884, thực dân
Pháp phải sai tướng Prie-Đê-Li-Lô do Tán Uông dẫn đường từ Bắc Ninh lên đánh
chiếm thành Tỉnh Đạo, Nguyễn Cao đã giao cho tướng Trương Quang Đản chỉ huy
đánh trả quân pháp, nhưng vì lực lượng yếu- Thành Tỉnh Đạo thất thủ, thực dân
pháp đã chiếm được thành, phá hủy 26 khẩu pháo, đốt cháy các kho quân lương,
dinh thự sau đó giao cho Tán Uông cai quản . Sau khi chiếm được thành Tỉnh
3
4
Đạo(1886) thực dân pháp lập ngay đạo Yên Thế, Lỵ sở đóng ngay thành tỉnh Đạo .
Để trực tiếp cai quản và đàn áp cuộc nổi dậy của nông dân Yên Thế.
Thực dân Pháp cho thực hiện chính sách áp bức bóc lột về kinh tế, đầu độc về
văn hóa- xã hội làm cho nhân dân Yên Thế nói chung và nhân dân Quang Tiến nói
riêng vô cùng khổ cực.
Như vậy, trong thời kỳ phong kiến đế quốc từ 1860-1913. Trên vùng đất
Quang Tiến đã gắn liền với các cuộc khởi nghĩa của Quận Tường (1866-1874),
Nguyễn Cao(1882-1884) và Đề Thám (1887-1913). Những mảnh đất Tỉnh Đạo,
Trại Han đã đi vào truyền thống lịch sử chống ngoại xâm của ông cha ta, là niềm
tự hào của các thế hệ người dân Quang Tiến.
CHƯƠNG I
XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG TIẾN LÊN KHỞI NGHĨA
GIÀNH CHÍNH QUYỀN VỀ TAY NHÂN DÂN THÁNG 8/1945
Năm 1858 thực dân Pháp nổ súng tiến công xâm lược nước ta, tháng 3/1884
chúng bắt đầu tiến đánh và chiếm đóng một số địa bàn quan trọng thuộc phủ Yên Thế
và một số địa phương khác của tỉnh. Mặc cho triều đình phong kiến nhà Nguyễn vì sự
ích kỷ của giai cấp phong kiến quý tộc, vì hèn nhát đã đầu hàng dâng đất nước ta cho
quân thù xâm lược. Nhân dân Yên Thế cũng như nhân dân khắp Bắc-Trung-Nam liên
tục vùng lên chống thực dân Pháp. Đến năm 1913, sau khi lãnh tụ Hoàng Hoa Thám
bị bọn phản bội sát hại, cuộc khởi nghĩa của nhân dân Yên Thế oanh liệt kéo dài gần
30 năm mới chấm dứt. Đến đây thực dân pháp mới coi là bình định xong vùng đất
Yên Thế, bình định xong tỉnh Bắc Giang, chế độ thực dân phong kiến mới được áp
đặt ráo riết và khắc nghiệt trên mảnh đất này.
(3) (4) Lịch sử Hà Bắc trang 191
2 Lịch sử Hà Bắc – Trang 117
3 Lịch sử Hà Bắc – Trang 191
4 Lịch sử Hà Bắc – Trang 191
6