Page 11 - C:\Users\Admin\Desktop\LSDB QTien, LCOT\
P. 11

Từ năm 1940, chính quyền thực dân phong kiến ban hành thêm khoản thuế

               quốc phòng bằng 6% thuế ruộng. Các năm sau khoản thuế quốc phòng này tăng lên
               ghê gớm so với năm 1940, khoản thuế quốc phòng năm 1944 tăng gấp 25 lần.
                    Sau khi chiếm được phủ Yên Thế, thực dân pháp thi nhau chiếm đất lập đồn
               điền. Do đất đai Quang Tiến bằng phẳng màu mỡ, bọn địa chủ thi nhau chiếm hết

               đất của nông dân Quang Tiến, làm cho nông dân không một tấc đất cắm dùi, điển
               hình là địa chủ người Pháp Séc-nay chiếm 290 mẫu ruộng ở Đồng Sào. Địa chủ
               Thân Văn Đối, Thân Thị Lợi chiếm 500 mẫu ở tỉnh đạo Minh Sinh, địa chủ Thân
               Thị Sâm, Đỗ Quảng chiếm 160 mẫu ở Cầu Trắng, địa chủ Phạm Văn Dương chiếm
               170 mẫu ở Ấp Sậu, địa chủ Đỗ Văn Nhàn chiếm 70 mẫu ở Cầu Đen, tổng cộng

               chúng chiếm 1.137 mẫu, với những thủ đoạn bóc lột tinh xảo, nhân dân phải lai
               lưng ra làm nhưng không đủ nộp thuế cho địa chủ và chủ đồn điền. Hàng năm
               chúng bắt dân nghèo đến làm không công gọi là “ngày ông chủ xuống đồng”, năng
               suất lúa lúc này chỉ đạt 400 - 600 kg/mẫu, nhưng chúng nâng thuế từ 12-15 phương

               một mẫu (mỗi phương là 20kg), nhưng đến khi thu chúng lại mang phương to ra để
               thu thuế, dân hết ăn lại phải đi vay của địa chủ, cứ vay 12kg thóc bằng 8 đấu gạo,
               đến mùa phải trả 45 kg thóc. Bọn địa chủ đặt ra lệ “tốt lễ dễ vay”, ai muốn vay
               tiền, vay thóc trước hết phải có thủ lợn, gà thiến, cứ đến tháng 8 hàng năm khi lúa
               đỏ đuôi, chim ngói về nhiều, dân tá điền lại phải đi mua chim ngói về biếu, nếu
               không “biếu” thì chúng đòi ruộng hoặc bị chúng đuổi không cho làm thuê, điển

               hình là địa chủ Hai Đối, Ấm Dương là địa chủ khét tiếng. Ấm Dương tên thật là
               Phạm Văn Dương, con trai của thống đốc Phạm Văn Thụ người tổng Bạch Sam,
               huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Dương đi lính khố đỏ sau lên Ấp Sậu mua lại đất
               của Ấm Trác con trai phủ Yên Thế Vũ Duy Lệ. Từ bóc lột mà Phạm Văn Dương

               giàu lên rất nhanh, Dương có hai người vợ và 11 người con tại Ấp Sậu, Dương xây
               1 nhà gác 2 tầng, 1 nhà ở 7 gian, 7 gian nhà kho, 17 con trâu, trong nhà có 11
               người ở, 1 vú già, 2 vú em, 5 người hầu, 1 lái xe ô tô, 1 người kéo xe tay và nhiều
               tài sản đắt tiền khác. Trong thời gian này trên đất Quang Tiến đã có 6 địa chủ xâu
               xé, cướp hết ruộng đất, bóc lột thậm tệ dân tá điền làm cho đời sống nhân dân vô

               cùng đói rách, cực khổ. Năm 1940, phát xít nhật kéo quân vào nước ta. Người
               nông dân lại thêm một lần điêu đứng. Chúng thẳng tay thu các loại thuế “thu mua
               thóc tạ”, bất chấp kết quả thực tế sản xuất của người nông dân như thế nào, năm
               1943  mức  thu  mua  thóc  tạ  gấp  10  lần  năm  1942,  giá  mua  chỉ bằng  1/3  giá  thị

               trường. Gọi là mua thóc tạ, thức chất là chúng đi cướp thóc của người nông dân,
               không những thế, chúng còn bắt nông dân nhổ lúa, phá hoa màu trồng đay, trồng
               thầu dầu để phục vụ chiến tranh, lợi dụng tình hình thóc gạo, hàng hóa khan hiếm,
               bọn người giầu còn đua nhau đứng ra đầu cơ trục lợi. Chúng được phát xít Nhật
               cho  làm  đại  lý  cân  thóc  tạ,  đại  lý  các  mặt  hàng  khan  hiếm  như:  muối,  vải,

               diêm...người dân lao động bị bóc lột bằng nhiều thủ đoạn đến tận xương tủy.
                    Một thủ đoạn bóc lột khác được bọn thực dân phong kiến triệt để thực hiện là
               chế độ lao dịch không công. Tháng 10/1886, chúng đưa ra quy định mới mỗi xuất


                                                             8
   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16