Page 42 - C:\Users\Admin\Desktop\LSDB QTien, LCOT\
P. 42

tăng sản, nuôi thả hàng chục mẫu bèo hoa dâu, đào đắp hàng trăm mét đất đá làm

               thủy lợi, sản xuất hàng trăm tấn phân bón các loại. Đặc biệt năm 1971 đoàn thanh
               niên toàn xã đã tổ chức nhiều đợt đi lấy phân xanh trên rừng Yên Thế xa hàng chục
               km lấy hàng chục tấn lá xanh về bón ruộng. Ở các Hợp tác xã đoàn thanh niên là
               lực lượng đi đầu, lực lượng phụ trách chính việc áp dụng các tiến bộ khoa học vào

               sản xuất, công tác và học tập. Tổ chức đoàn thanh niên còn hướng dẫn các cháu
               thiếu niên, nhi đồng xây dựng các Hợp tác xã măng non, phong trào“ Trần Quốc
               Toản” đưa các cháu tham gia vào phong trào kế hoạch nhỏ, chăm sóc trâu bò béo
               khỏe, phong trào vở sạch chữ đẹp, phong trào nói lời hay làm việc tốt... Phong trào
               ba đảm đang được hội phụ nữ tham gia sôi nổi, liên tục, có chất lượng và hiệu quả

               thiết thực. Phong trào “Trung hậu đảm đang” trong đó các chị là vợ bộ đội; phong
               trào hội mẹ chiến sỹ làm nòng cốt trong việc thực hiện chính sách hậu phương ở
               địa phương. Trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, phụ nữ là lực lượng chủ lực, các
               công việc nặng nhọc chị em đều đảm nhiệm được. Trên lĩnh vực chính trị xã hội,

               lực lượng phụ nữ cũng tham gia tích cực như: Tham gia cấp ủy, HĐND, UBND có
               từ 15-30 % chị em tham gia.
                    Trong chiến tranh ác liệt các tổ chức quần chúng đã có công lao to lớn giáo
               dục, động viên thanh niên lên đường nhập ngũ, thực hiện chính sách hậu phương
               quân đội, giúp đỡ các cơ quan, đoàn thể, bộ đội, trường học của Trung ương, của
               tỉnh như: Các đơn vị bộ đội, trường Đại học kinh tế - Tài chính về đóng tại địa

               phương tạo lên tình cảm gắn bó, giúp đỡ của Nhân dân địa phương với các đơn vị
               và trường học trong thời kỳ đất nước có chiến tranh được duy trì đến ngày nay.
                  II- ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC PHÁT TRIỂN KINH TẾ, VĂN HÓA XÃ HỘI.

                     Đẩy mạnh phát triển kinh tế:
                    Năm 1965 Quang Tiến có 3 Hợp tác xã là Minh Chính, Trung Thành và Đồng

               Tiến với tổng số hộ là 720 hộ. Tổng diện tích canh tác là 1.447 mẫu, trong đó quỹ
               đất 5% là 73 mẫu, cơ sở vật chất gồm 15 nhà kho, 15 sân phơi, 15 nhà chứa phân,
               30 bể xử lý thóc giống, 03 máy Diezen bơm nước nhằm thực hiện thắng lợi Nghị
               quyết Đại hội Đảng bộ xã và Nghị quyết của huyện, của tỉnh. Trong điều kiện cuộc

               chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ ngày càng ác liệt, Đảng ủy đã có nhiều Nghị
               quyết chỉ đạo cho từng năm một cách cụ thể.
                    Qua từng thời kỳ Đại hội Đảng bộ, Nghị quyết đều nhấn mạnh đến các biện
               pháp cụ thể như: Thủy lợi, phân bón, giống và công cụ lao động, phong trào làm
               thủy lợi  được 3 hợp tác xã hưởng ứng tích cực. Một số mương máng được làm
               mới, Đảng ủy chỉ đạo thường xuyên tu bổ 2 con đập hiện có, đồng thời cho đắp

               một số hồ mới như: Hồ Cầu Trấn, Cầu Đen, Ấp Sậu, Đồng Đồi, Hồ Ao Sen... dự
               trữ đủ nước cho sản xuất, mở rộng diện tích cấy lúa 2 vụ trong năm và phát triển
               chăn nuôi thủy sản.
                    Ngày 16 tháng 2 năm 1965 huyện Tân Yên khởi công xây dựng công trình Hồ

               Đá ong, xã Quang Tiến đã cử 120 đoàn viên tham gia do đồng chí Đảng ủy viên-Bí



                                                             39
   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47