Page 45 - C:\Users\Admin\Desktop\LSDB QTien, LCOT\
P. 45
mười năm liền được công nhận là trường tiên tiến, có nhiều học sinh giỏi cấp
huyện, cấp tỉnh. Thày giáo Khuất Chi Mai được bầu làm chiến sỹ thi đua, nhà giáo
ưu tú ngành giáo dục toàn quốc. Số học sinh qua các năm học đến trường: Năm
1965-1966 cấp 1 có 360 em, cấp 2 có 250 em. Năm 1974-1975 cấp 1 có 420 em,
cấp 2 có 320 em.
Thực hiện chính sách hậu phương quân đội trong thời kỳ 1965-1975
Trong việc tổ chức thực hiện các chính sách xã hội, công tác hậu phương quân
đội nổi lên rõ nét và tập trung ngay từ rất sớm. Đảng bộ đã xác định được trách
nhiệm tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ công tác này. Hàng năm Đảng ủy, UBHC xã
đã có các nghị quyết, văn bản hướng dẫn chỉ đạo công tác hậu phương quân đội
theo hướng dẫn chỉ đạo của Huyện ủy, UBHC huyện. Các nghị quyết văn bản đã
toàn diện đề cập vấn đề này trong đó nhấn mạnh 2 phong trào là: “ Phong trào toàn
dân chăm sóc các gia đình liệt sỹ, thương binh, bộ đội” coi việc chăm sóc này là
đạo lý trách nhiệm của mỗi người, “Phong trào ba gương mẫu, hai tích cực” trong
các gia đình chính sách làm cho các gia đình này trở thành các gia đình cách mạng
kiên cường.
Công tác hậu phương quân đội đã được Đảng ủy chỉ đạo từ năm 1961, nhưng những
năm chiến tranh số bộ đội ra đi chiến đấu ngày một đông, số đối tượng cần được chăm sóc
rất lớn, cần phải phát động toàn dân mới làm được. Ý thức được điều đó Đảng ủy, UBHC xã
đã tập trumg chỉ đạo công tác này cả về bề rộng và chiều sâu. Các Hợp tác xã từ cán bộ đến
xã viên đều coi công việc này là nghĩa vụ của mình. Những hộ thiếu lương thực được Hợp
tác xã điều hòa bằng hoặc hơn mức bình quân của Hợp tác xã. Tính từ năm 1965-1975 cả 3
Hợp tác xã đã giành quỹ thóc là 300 tấn để điều hòa cho các gia đình chính sách bình quân là
30 tấn/năm. Con em thương binh, liệt sỹ, cha, mẹ, vợ liệt sỹ được sắp xếp công việc thích
hợp trong Hợp tác xã. Trạm Y tế xã tổ chức khám chữa bệnh cho các gia đình chính sách,
các mẹ, các cha nhận đỡ đầu các thương binh, liệt sỹ. Thanh niên, dân quân giúp đỡ gia đình
thương binh liệt sỹ trong các mùa vụ hoặc lúc ốm đau hoạn nạn.
Phong trào“ba gương mẫu, hai tích cực” được các gia đình chính sách, tấm
lòng của cha, mẹ, vợ liệt sỹ đã để lại tấm gương cảm động cho nhân dân như gia
đình bà Nguyễn Thị Nhũ ở Ấp Sậu, bà Hoàng Thị Nhàn ở Đồng Sào 1, ông Lương
Ngọc Gia ở Cầu Đen, ông Thân Đức Ngọc và Bà Nguyễn Thị Nậm ở Đồng Đồi,
ông Nguyễn Văn Vịnh ở Cầu Trấn, ông Nguyễn Bá Duệ ở Tân Lập, ông Nguyễn
Văn Sáng ở Sậu là những gia đình tiêu biểu ở địa phương.
Xây dựng nhà bia liệt sỹ:
Thực hiện quyết định số 64-QĐ ngày 19/6/1967 của UBHC huyện Tân Yên,
thể theo nguyện vọng của Nhân dân địa phương, Đảng ủy đã chỉ đạo thành lập Ban
vận động xây dựng nhà bia liệt sỹ do đồng chí Đỗ Xuân Phúc, Chủ tịch UBHC xã
làm trưởng ban. Hưởng ứng cuộc vận động làm nhà bia liệt sỹ, Nhân dân trong xã
đã tích cực góp công, góp của cho công trình ý nghĩa này. Sau một thời gian xây
dựng, tháng 12 năm 1975 nhà bia liệt sỹ được khánh thành với một ngôi nhà ba
gian khá đẹp và công phu, với hơn 100 bia liệt sỹ được khắc bằng đá, tổng kinh phí
42