Page 44 - C:\Users\Admin\Desktop\LSDB QTien, LCOT\
P. 44
Thực hiện nghị quyết các kỳ đại hội trong điều kiện hàng hóa phục vụ Nhân
dân còn khan hiếm, trong 11 năm từ 1965-1975 cán bộ và Nhân dân Hợp tác xã
mua bán đảm bảo phân phối theo đúng tiêu chuẩn cho các hộ xã viên trong xã, các
mặt hàng thiết yếu như: Vải, dầu đèn, mắm muối, sách vở cho học sinh và mua
nông sản thực phẩm như lạc, lơn hơi cho xã viên. Mỗi năm cửa hàng bán cho nhân
dân trong xã 14.000m vải, 35tấn muối, 1.500 lít dầu. Mua của xã viên 15 tấn lợn
hơi, 30 tấn lạc, 5 tấn đỗ các loại.
Về sự nghiệp văn hóa xã hội:
Trong điều kiện cả nước có chiến tranh, nhiều vấn đề cần được giải quyết,
song Đảng ủy đã hết sức quan tâm đến lĩnh vực văn hóa- xã hội. Từ năm 1965 đến
năm 1975 xã có đội văn nghệ mà nòng cốt là đội văn nghệ Minh Chính gồm 15
diễn viên và nhạc công mỗi năm phục vụ Nhân dân từ 5 đến 7 buổi với hàng nghìn
lượt người xem, đội còn đi phục vụ các chiến sỹ quân khu I và bà con xã kết nghĩa
Hiên Vân, Tiên Sơn. Hàng năm đi hội diễn huyện đều đạt giải A được UBND
huyện đánh giá là đơn vị có phong trào văn hóa văn nghệ mạnh.
Công tác phòng và chữa bệnh cho nhân dân cũng được chăm lo, trong thời kỳ
này trạm xá của xã đã có 2 y sỹ là các đồng chí Nguyễn Xuân Hùng ở Đồng Sào và
Nguyễn Thị Biên ở Ấp Sậu. Xã phát động làm 3 công trình vệ sinh là giếng nước,
nhà tắm, hố xí hai ngăn được Nhân dân hưởng ứng và hoàn thành trong thời gian
ngắn. Xã có 7 lương y chữa thuốc nam cho nhân dân trong xã.
Sự nghiệp giáo dục:
Tháng 9/1965 huyện Tân Yên quyết định thành lập trường cấp 2 Quang Tiến
trong điều kiện chiến tranh ác liệt, trường đã được sơ tán về thôn Thành lập và
cũng là điểm đóng quân đầu tiên của trường, tại đây nhà trường được Nhân dân
giúp đỡ cho mượn đất thổ cư để xây dựng lớp học và đào hầm hào giao thông để
tránh máy bay địch. Những gia đình cho mượn đất là gia đình ông Đỗ Danh Dự, bà
Nguyễn Thị Ngôi, bà Lê Thị Vuốt, ông Nguyễn Văn Huynh ở Thành Lập, ông
Đoàn Văn Toàn ở Minh Sinh. Hợp tác xã Minh Chính cho mượn dẫy nhà kho để
làm văn phòng nhà trường.
Năm 1965-1966 trường cấp 2 có 6 lớp với 250 học sinh, đồng chí Khuất Chi
Mai làm hiệu trưởng nhà trường từ năm 1965 đến 1975. Trường cấp I đóng ở thôn
Cầu Đen gồm 8 lớp với 350 học sinh, đồng chí Phạm Xuân Thưởng làm Hiệu
trưởng. Công tác đoàn đội trong nhà trường luôn được thực hiện tốt với phong trào
“Trần Quốc Toản”, “Hợp tác xã măng non”, “Phong trào nghìn việc tốt, phong trào
kế hoạch nhỏ”, chăm sóc trâu, bò béo khỏe tập hợp thu hút nhiều học sinh tham gia
sinh hoạt, hàng trăm em đạt danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ hàng năm.
Trong điều kiện chiến tranh ác liệt, trường lớp phải phân tán có nhiều khó
khăn, thày và trò vừa học vừa phải cảnh giác với máy bay Mỹ, một số thày giáo trẻ
khỏe phải tham gia bộ đội, các em học sinh đi học đều phải có mũ rơm chống
mảnh đạn, bom bi, có giai đoạn địch đánh phá ác liệt phải học ban đêm nhưng thầy
và trò nhà trường đã vượt mọi khó khăn thi đua “dạy tốt, học tốt”, trường cấp 2
41