Page 156 - C:\Users\Admin\Desktop\LSDB QTien, LCOT\
P. 156

Người  ta sống  ở  trên  đời, lấy  làm  phúc là  đầu. Ví  như  công  đức  gỗ  cho việc  tạc
             tượng, làm cây hương lấy chỗ đốt hương…
                     Nay thấy ở xã Lam Quật, huyện Yên Thế, phủ Lạng Giang, đạo Kinh Bắc, Nước Đại
             Việt, có chùa Khánh Quang là danh lam nổi tiếng đẹp từ xưa. Các quan viên  thôn trưởng,
             hương lão trên dưới, thiền tăng đẳng cấp lớn nhỏ khắp nơi, các hầu tri xã tổng, các gia đình
             hảo tâm cùng các quan huyện phủ…Trong đó có kỳ anh thần Nguyễn Hữu Tài tự Đạo Cao,
             hiệu Huyền Minh, vốn xuất thân từ dòng tộc theo đạo Phật, tấm lòng rộng mở, tâm hồn thư
             thái, ái mộ Phật linh… Đã không tiếc tiền của nhiều hay ít, khai mở đường lối, bố thí khắp
             nơi, cũng như các chư nhân thiện phúc ở đây.

                     Năm Kỷ Mão (1699) xây dựng cây hương làm chỗ đốt hương. Đến năm Tân Mão
             (1711) tái tạo chỗ đốt hương. Năm Canh Dần (1710) có công đức ba cây cột, trị giá 3 quan
             tiền,  để  tu  sửa  tiền  đường  chùa.  Đến  tháng  12  làm  mới  tượng  gỗ,  gồm:  Bạch  Y,  Ngọc
             Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu. Bốn pho tượng cùng hoàn thành. Cũng tháng mười hai, chọn
             ngày lành, giờ đại lợi để xây dựng cây hương đá, làm chỗ đốt hương,  thờ vọng Chư Phật.

                     Đức Phật chứng minh, trời cao tác phúc, hương thơm lan toả, bố thí rộng rãi, giải trừ
             điều ác khắp nơi. Nay gửi gắm vào nơi “cửu huyền thất tổ” danh sách họ tên (các người
             công đức-ND) kê khai đầy đủ ở mặt sau.

                      Ngày lành, tháng 4, Hoàng triều Vĩnh Thịnh năm thứ 10, Giáp Ngọ (1714).

             (Ba mặt còn lại chủ yếu ghi danh sách những người công đức và gửi tên vào chùa)
                    B. MỘT SỐ BIA CÔNG ĐỨC:

                     1. BIA ĐÁ SỐ MỘT: GHI VIỆC CHÙA.

                     Cụ bà Man Thị, hiệu diệu Tự Nhân, ở xã Lam Quật, huyện Yên Thế, phủ Lạng Giang,
             đã công đức cho Chùa Khánh Quang  hai sào ruộng, bán được mười quan tiền. Nay được là
             Hậu Phật. Đến ngày giỗ, người trụ trì nhà chùa, làm cỗ theo như nghi thức cúng  giỗ vị Hậu
             Phật có công đức lớn, để làm cho công đức của thần được xán lạn. Cùng với gia đình làm lễ
             cúng giỗ tại bia vào ngày mồng chín tháng ba.

                    Người con tên chữ là Pháp Sùng, hiệu là Huyền Trang được phối thờ cùng với mẹ.

                    Thiệu Trị năm thứ ba (1843), ngày lành.
                    2. BIA SỐ HAI.

                     Các hương lão của đình Giáp Thượng, xã Lam Quật, huyện Yên Thế, phủ Lạng Giang
             gồm có: Man Văn Khí, Dương Đình Phương, Man Văn Cường, Giáp Hữu Công, Man Văn
             Trúc,Dương Đình Nghiêm, Dương Công Thành, Man Văn Các, Man Văn Viết, Vũ Văn
             Đông, Dương Đình Lập, cùng bản đình trên dưới, kết hợp với  trụ trì bên Chùa, ưng thuận
             bán đi một xuất hậu Phật. Hậu Phật ấy của cụ hiệu diệu Đồng Thị Dung xuất năm mươi
             quan tiền. Bản đình nhận lấy để chi dùng vào việc chung. Cụ hiệu diêu Đồng Thị Dung đãi,
             sau ngày lập bia đặt tượng tại Chùa. Sau này như thế nào bản đình không được nói lại.

                     Bản đình đồng ý đãi Hậu hàng năm vào các tết: Thượng nguyên, Trung nguyên, Hạ
             nguyên, chuẩn bị một cỗ, truyền cho con, hoặc cháu  nhận lấy để ăn. Bản tự cũng hứa cứ



                                                                                                                156
   151   152   153   154   155   156   157   158   159   160   161