Page 157 - C:\Users\Admin\Desktop\LSDB QTien, LCOT\
P. 157

sau ngày hạ điền, có một cỗ mới, khi còn sống được ăn, khi trăm tuổi về già, gia đình hậu
             duệ hưởng. Dòng họ không được nói lại.
                    Ngày 21/3 năm thứ hai hoàng triều Đồng Khánh (1886).

                     Đào Bá Trữ, Man Đình Trúc, Man Đình Cố, Giáp Văn Hai đã ký.

                     3. BIA SỐ BA.

                    Các Trùm lão đình Giáp Thượng, xã Lam Quật, tổng Vân Cầu, Huyện Yên Thế, phủ
             Lạng Giang, gồm có: Đào Bá Trữ, Giáp Văn Hai, Man Văn Trúc, các danh chức: Man Văn
             Hoằng, Dương Văn Hội, Vũ Văn Đoan, Hoàng Văn Nga cùng toàn thể mọi người lớn nhỏ,
             trên dưới, các nơi hội họp tại đình. Nguyên do lâu ngày đình hư hại nặng cả phần ngoã và
             phần mộc. Chi phí lớn, nhân dân, thôn xóm không đủ tiền chi phí. Mọi người nhất nhất
             thuận tình, cùng nhau ký kết, đồng ý bán xuất Hậu tại đây. Một vị ở giáp Thượng đình là
             Dương Thị hiệu diệu Mỹ Tường mua với giá năm mươi quan, giao cho toàn dân nhận tiền
             chi dùng tu tạo. Với số ruộng là một mẫu, một sào, bốn thước giao cho dân canh tác. Mọi
             người trên dưới bản đình phải ghi nhớ ơn, không được quên công đức của Hậu. Có kê khai
             đầy đủ việc báo đáp ở bia Hậu như sau: Hàng năm đến ngày giỗ của lương hậu Mỹ Tường
             vào ngày mười ba tháng chín, có kính biếu một thủ lợn hoặc một lễ gồm có: mâm cỗ nấu
             chín mười bát, một vò rượu, cau năm quả(hoặc giá tiền một quan), vàng mã một thếp. Hành
             lễ tại bia, sau đó uỷ quyền người đến biếu tai gia đình. Những ngày lệ hàng năm: Thượng
             nguyên, Trung nguyên, Hạ nguyên cũng có kính biếu một cỗ như vậy.

                     Ngày 21/3 năm thứ hai hoàng triều Đồng Khánh (1886).
                     Đào Bá Trữ, Man Đình Trúc, Man Đình Cố, Giáp Văn Hai đã ký.

                     4. BIA SỐ BỐN.

                     Các Trùm lão thôn Giáp Thượng, xã Lam Quật, tổng Lan Giới, huyện Yên Thế, Phủ
             Lạng  Giang  gồm  có:  Hoàng  Văn  Song,  Dương  Văn  Vương,  Dương  Văn  Hậu,  Vũ  Văn
             Đoan, Vũ Văn Nhi, Hoàng Văn Bình, Vũ Văn Thụ, Man Văn Duy cùng toàn thể mọi người
             bản đình trên dưới, hội họp tại đình. Nguyên do vì lâu năm, Chùa hư hại nặng, cần tu cải.
             Trên lợp ngoã, dưới dựng cột. Chi phí lớn, nhân dân và thôn khó đủ tiền chi phí. Bản đình
             nhất nhất thuận tình, liên danh ký kết bán hậu chùa ở đây. Người của bản đình ở thôn Giáp
             Thượng là hiệu diêu Vinh, tự xuất tiền mười sáu quan, một mẫu ruộng, giao cho nhân dân
             nhận lấy canh tác, được miễn thuế. Nay truyền con cháu  không được quên ơn.

                     Đến lệ thường niên, ngày giỗ, có lễ kính biếu tại gia đình. Các lệ có liệt khai đầy đủ
             tại bia hậu, có ghi đơn lưu truyền như sau: khi Hậu còn sống biếu một nồi gạo, giá tiền ba
             quan. Nhược bằng người ấy trăm tuổi về già, đến ngày giỗ có lễ thủ lợn, hoặc bày một cỗ
             nấu chín mười bát đĩa, rượu hai vò, cau năm quả (hoặc tiền một quan), vàng mã một thếp.
             Hành lễ tại trước bia, lễ xong bản đình đến biếu tại gia đình.

                    Người viết bia này họ Phùng.
                    Lập bia ngày 04/12 năm thứ mười một triều vua Thành Thái (1899).

                                           Đọc và dịch: Nguyễn Văn Hợi & Dương Công Diễn.



                                                                                                                157
   152   153   154   155   156   157   158   159   160   161