Page 69 - C:\Users\Admin\Desktop\LSDB QTien, LCOT\
P. 69
Đặc biệt có 2 hộ sản xuất phế liệu và 1 hộ sản xuất đồ gỗ có 40 công nhân trực tiếp sản
xuất, tạo việc làm cho hàng trăm lao động khác.
Tổng số vốn đầu tư ước đạt 2.680.000.000 đồng. Nguồn vốn chủ yếu vốn vay chiếm
56%, vốn của hộ gia đình 44%. Nhìn chung các hợp tác xã, các hộ sản xuất đã chú trọng tới
việc quản lý và thực hiện theo đúng luật HTX đóng góp tích cực vào việc thực hiện nhiệm
vụ phát triển kinh tế ở địa phương.
Hàng năm tổng thu ngân sách trên địa bàn xã bình quân 923.584.000 đồng, tăng 12%
so với năm 2000. Nguồn thu chủ yếu là thu điều tiết, thu thuế và nguồn thu ở địa bàn. Trong
thực tế thu mới đáp ứng được 46% còn lại là do trợ cấp cân đối và điều tiết của huyện. Tổng
chi ngân sách bình quân 243.583.000 đồng chi cho các hoạt động ở địa phương và đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn. Công tác quản lý ngân sách ngày càng được củng cố và
đi vào nề nếp, nhất là từ khi có luật ngân sách theo phân cấp quản lý.
Về ngân hàng, tổng số tiền vay của ngân hàng nông nghiệp là 6.100.000.000 đồng
cho 630 hộ; ngân hàng chính sách là 2.134.000.000 đồng cho 441 hộ. Quỹ tín dụng xã Việt
Ngọc là 320.000.000 đồng cho 22 hộ, đưa tổng mức vay hiện nay là 8.467.000.000 đồng
cho 1.093 lượt hộ, bình quân 7.746.569 đồng/1 hộ. Nhìn chung việc quản lý và sử dụng vốn
bước đầu đã có hiệu quả, sử dụng đúng mục đích đảm bảo ổn định, sử dụng vốn hoàn trả
vốn theo quy định. Tổng mức dư nợ hàng năm tăng là 28,38%.
Tổng số vốn đầu tư trong 5 năm đạt là 3.406.077.000 đồng, tập trung chủ yếu vào các
công trình thủy lợi, trường học, đường giao thông, trạm y tế phục vụ cho thôn xóm. Tổng số
tiền ngân sách Nhà nước đầu tư 1.900.580.000 đồng bằng 437,8%, so với năm 2000 tăng
337,8%. Kết quả xây được 2.439m kênh cứng, tăng 358,7% so với năm 1999. Đào đắp được
3
2
4.264 m . Rải cấp phối được 222.975 m , xây 239 cống đập các loại, huy động 56 ca máy
ủi, 1.545 lượt xe ngựa, 58.642 lượt xe cải tiến các loại, làm mới được 3.562m đường bê
tông cứng.
Toàn xã hiện có 3 trường, với 39 phòng học, trong đó có 24/39 phòng học kiên cố
chiếm 61,53%, tăng 200% so với năm 2000. Xây mới hệ thống nhà văn phòng, tường rào,
sân trường đảm bảo trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2001. Xây nghĩa trang
liệt sĩ, hệ thống Đài truyền thanh đảm bảo công tác thông tin tuyên truyền trong xã. Toàn xã
có 16/24 thôn có nhà văn hóa, đạt 66,7%, so với năm 2000 tăng 166,7%. Có 23/24 thôn có
hộ sử dụng điện thoại, toàn xã có 213 chiếc, bình quân 7,69 hộ/1 máy điện thoại, so với năm
2000 tăng 19,6%.
Nhìn chung việc huy động và thu hút nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản và cơ sở
hạ tầng. Trong 5 năm qua so với năm 2000 đều tăng và có bước phát triển khá toàn diện
đảm bảo cho phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương từng bước đáp ứng với yêu cầu trong
giai đoạn hiện nay.
2.1.2. Lãnh đạo sự nghiệp giáo dục, khoa học công nghệ, y tế, văn hoá xã hội.
Về giáo dục đào tạo: Đảng ủy chỉ đạo thực hiện tốt chương trình xã hội hóa giáo dục,
tỷ lệ học sinh vào đầu cấp ngày càng tăng. Số trẻ 5 tuổi vào lớp Mầm non đạt 100% kế
hoạch, 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; lớp 5 vào lớp 6 đạt 100%; lớp 9 vào lớp 10 đạt 50% so
với năm 2000 tăng 61,66%. Chất lượng giáo dục đã được nâng lên. Năm 2001 trường Tiểu
69