Page 214 - RY 65 nam file dung
P. 214
Cao Thượng là một trong những địa phương khá phong phú và đa dạng về văn
hóa phi vật thể, văn nghệ dân gian, phản ánh đúng thực tế sự hội tụ, tiếp nhận và đan
xen giữa các luồng cư dân tạo nên cộng đồng người ở đây.
Vật dân tộc lễ hội Đình Tranh
Từ xưa, tại đình làng Cao Thượng, một ngôi Đình lớn được xây dựng cuối thế kỷ
17, có họp chợ rất đông vui, gọi là chợ Đình Cao Thượng. Thực dân Pháp vào làng Cao
Thượng bị nghĩa quân Đề Thám đánh lui. Sau khi nghĩa quân rút lui chúng lại vào làng
đốt nhà, đốt chùa, vào sáng mùng 2 tết. Sợ nghĩa quân Đề Thám lợi dụng chợ búa để
hội họp nên thực dân Pháp đã dời chợ Đình Cao Thượng ra chỗ chợ Mọc bây giờ. Mất
chợ, dân làng Cao Thượng thống nhất chỉ họp chợ vào mồng 2 Tết hàng năm (họp từ
2h sáng) để nhắc nhở mọi người ngày giặc Pháp đốt làng, phá chợ, dần dần trở thành
tục tệ. Người đi chợ chủ yếu là cầu may nên ai cũng ăn mặc đẹp, người mua và người
bán nói năng lịch sự, không mặc cả. Hàng bán là các thứ ăn không ngấy như: Cá, thịt,
gà, bún, muối, rau xanh, bánh đa đỏ.... Ngoài việc mua bán là những lời chúc tụng nhau
năm mới mạnh khỏe, làm ăn phát đạt, giàu mạnh. Chợ làng Cao Thượng vào ngày Tết
Nguyên Đán chính là một dịp để người dân giao hòa với nhau, giao hòa với các cõi
thượng giới và Chợ âm dương làng Cao Thượng đã đi vào ca dao:
“Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ mồng 2 Tết về chơi chợ nhà”
213