Page 219 - RY 65 nam file dung
P. 219

THỊ TRẤN NHÃ NAM KINH TẾ VÀ ĐÔ THỊ


                                                              Ban Chấp hành Đảng bộ Thị trấn Nhã Nam

                         Nhã Nam là thủ phủ của Phủ lỵ Yên Thế xưa, nay là thị trấn nằm ở phía Tây
                                                                        2
                  Bắc của huyện Tân Yên với diện tích 5,59km ; dân số 8.303 người; phân bố hành
                  chính gồm 17 tổ dân phố; Đảng bộ có 22 chi bộ và có 378 đảng viên. Tên gọi Nhã
                  Nam có ý nghĩa là miền đất thanh lịch ở Nước Nam, có vị trí “Cửa rừng - trước núi”,
                  được khắc ghi trong sử sách vào khoảng thế kỷ thứ 16, thời Lê Trung Hưng; là nơi
                  chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng của tỉnh Bắc Giang, là điểm giao cắt giữa
                  Quốc lộ 17 (tuyến đường huyết mạch kết nối quốc lộ 18 với quốc lộ 1B liên kết Hà
                  Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên  và các vùng phụ cận thuộc khu vực Đông
                  Bắc Bộ) và Tỉnh lộ 294 (tuyến kết nối Sân Bay Nội Bài với Quốc lộ 1 đi Lạng Sơn

                  qua huyện Hiệp Hòa, huyện Phú Bình (Thái Nguyên), huyện Yên Thế - huyện Lạng
                  Giang), từ đây các đường nhánh tỏa đi các xã của toàn vùng, vào sâu các vùng phụ
                  cận như Phồn Xương, Mỏ Trạng- Huyện Yên Thế,  Lan Giới, Cao Thượng, Bỉ Nội,
                  Cầu Ca, Chợ Đồn, Hà Châu…
                         Yên Thế hạ, hay Tân Yên ngày nay đã trải qua nhiều đợt di dân thì dân cư trên
                  miền đất này mới dần tăng lên và quần cư thành trại, thành làng. Qua tìm hiểu dân cư
                  tại Yên Thế hạ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 vẫn rất thưa vắng. Theo Bắc Giang từ
                  điển: xã Cao Thượng năm 1927 có 420 người 134 đinh; Vân Cầu, xã khá nổi tiếng với
                  18 vị Quận Công họ Dương năm 1927 có 638 dân, 205 đinh. Xã Nhã Nam có 539
                  người, 101 đinh, cuộc sống của dân cư ở đây hầu hết là nông dân, kinh tế tự cung tự
                  cấp là chủ yếu. Giai đoạn 1889 - 1945 thực dân Pháp lấy Nhã Nam là nơi đóng binh
                  đồn trú, thiết lập bộ máy cai trị vùng Yên Thế, cũng là thời kỳ đánh dấu sự thu hút
                  dân ngụ cư, dân mới về đây cùng với dân chính cư, dân gốc sinh sống, phát triển kinh
                  tế mạnh mẽ. Nhiều công trình xây dựng dần hình thành như: đồn binh, dinh thự, nhà
                  quan, nhà lính, chuồng trại, nghĩa địa… để phục vụ quan lại, sỹ quan và những binh
                  lính Pháp - Việt. Trung tâm Phủ lỵ được đặt tại Đồi Phủ (đồi này xưa là đồi Chùa do
                  Phủ lỵ đóng ở đây nên gọi là Đồi Phủ).

                         Theo thăng trầm thời gian, với vị trí “cửa rừng – trước núi”, giao thông thuận
                  lợi, cùng với nhu cầu trao đổi hàng hóa của người dân trong vùng, của người miền
                  xuôi với miền ngược, nhu cầu sinh hoạt, ăn chơi hưởng lạc của công sai, binh lính
                  người  Việt,  người  Pháp.  Người  dân  nơi  đây  đã  sớm  khai  thác  để  phát  triển  giao
                  thương, trao đổi hàng hóa đủ loại với sản phẩm nông nghiệp, người miền ngược lấy
                  quần áo, vải vóc, hay dụng cụ sản xuất nông nghiệp bằng kim loại của người miền
                  xuôi tỏa đi muôn nơi. Các dãy phố, khu vực, dãy cửa hàng, cửa hiệu buôn bán đủ các
                  loại nghề phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt và cả phục vụ cho lối sống ăn chơi dần
                  hình thành... Phố Chính - dãy phố đầu tiên được hình thành là hai bền đường trước
                  cổng phủ từ ngã tư lên Đồi Phủ. Dọc hai dãy phố này có nhiều người Hoa ở, họ bán
                  thuốc Bắc (hiệu thuốc Bắc Tế -  Y- cục, Đông Chấn Hưng), hàng ăn (Quản Dân, Hợp
                  Hưng Lẩu), tạp hóa (Hiệu Chính Xương (người Hoa), hiệu Quảng Phát, Quảng Bảy,


                                                                218
   214   215   216   217   218   219   220   221   222   223   224