Page 216 - RY 65 nam file dung
P. 216

tích văn hóa kiến trúc, nghệ thuật cấp Tỉnh, theo Quyết định số 2169/QĐ-UBND ngày

                  29/12/2010 của UBND tỉnh Bắc Giang. Chùa Cổ Am, di tích lịch sử cấp Tỉnh, theo
                  Quyết định số 2169/QĐ-UBND ngày 29/12/2010 của UBND tỉnh Bắc Giang.Đình Cao
                  Thượng, di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Đình Tranh, di tích lịch sử cấp Tỉnh, theo
                  Quyết định số 2499/QĐ-UBND ngày 07/12/2021 của UBND tỉnh Bắc Giang.

                        Văn nghệ dân gian: Truyền thống đội chèo làng Hạ có từ xa xưa, từ trước  cách

                  mạng tháng 8, làng Hạ đã có gánh hát dong tự lập thường hát trong các hội hè đình đám
                  ở làng xã. Sau cách mạng tháng 8 thành công, làng Hạ được ông Tú Mỡ và ông Trần
                  Phềnh, cán bộ văn hóa Trung ương về gây dựng phong trào và tổ chức thành lập đội
                  tuyên truyền kháng chiến cứu quốc lấy tên là đội tuyên truyền chiến khu Việt Bắc. Sau
                  khi hòa bình được lập lại, đội tuyên truyền đó trở về là đội văn nghệ của làng Hạ và tiếp
                  tục hoạt động theo xu hướng hát dân ca cải lương. Đến năm 1961 bắt đầu có chính

                  sách Hợp tác xã và cũng là đội chèo được thành lập. Đó là năm đầu tiên được Huyện
                  cử đi tham dự hội diễn cấp Tỉnh với vở chèo "đời ta có Đảng''. Đây là bước ngoặt lịch
                  sử, đội chèo làng Hạ có tên trong tỉnh Hà Bắc (Nay là tỉnh Bắc Giang), ông Xuân
                  Thời, ông Mạnh Tường, ông Trọng Nguyên, Minh Độ, Thúy Cận, Thúy Tài là những

                  diễn viên  tiêu biểu của phong  trào. Trong những  năm  kháng  chiến  chống  Mỹ  cứu
                  nước nghe theo tiếng  gọi thiêng liêng của Tổ quốc, các diễn viên nhạc công đội chèo
                  làng Hạ cũng lần lượt lên đường đánh Mỹ bảo vệ Tổ quốc. Đội chèo làng Hạ lại phải
                  bổ sung hết lớp này sang lớp khác để hoạt động giữ vững phong trào hoạt động của
                  đội, vừa phải học tập, vừa phải dàn dựng các tiết mục phục vụ nhiệm vụ chính trị ở

                  địa phương và còn dàn dựng các tiết mục để tham dự các hội thi hội diễn của Huyện
                  của Tỉnh, của Quân khu. Dàn dựng hàng chục tiết mục như Quan âm Thị Kính, Lưu
                  Bình Dương Lễ, Lọ nước thần, Tấm Cám.....; với những tiết mục phục vụ nhiệm vụ ở
                  địa phương trong cuộc chống Mỹ cứu nước như các vở chèo " Chung trận  tuyến",

                  "Cô đội trưởng" , "Chị Cúc'', ''Vẹn cả đôi đường'', "Hội làng". Kết quả truyền thống
                  đội chèo làng Hạ từ năm 1961 đến năm 1980, đội chèo đã được Bộ Văn hóa tặng 3
                  huy chương vàng, 2 huy chương bạc, 2 bằng khen và nhiều bằng khen, giấy khen của
                  tỉnh, của huyện tặng.

                       Mặc dù hoạt động của đội có những lúc thăng, trầm theo xu hướng chung của thời
                  đại, của những năm bao cấp nhất là từ khi Nghị quyết 5 khóa VIII của Trung ương

                  Đảng ban hành giữ gìn và phát huy nền văn hóaViệt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân
                  tộc. Tiếng trống chèo làng Hạ tiếp tục vang lên viết tiếp những trang sử vẻ vang, được
                  các cấp có thẩm quyền quyết định từ đội chèo lấy tên là Câu lạc bộ chèo làng Hạ. Đến
                  nay CLB có 64 thành viên, hàng tuần, hàng tháng vẫn sinh hoạt đều và khá mạnh kể cả
                  số lượng và chất lượng nghệ thuật đặc biệt người giữ lửa truyền thống làng chèo là ông

                  Nguyễn Trọng Nguyên cùng 64 thành viên CLB chèo làng Hạ. Ngày 13 tháng 11 năm
                  2015 ông Nguyễn Trọng Nguyên vinh dự được nhà nước phong tặng danh hiệu "Nghệ


                                                                215
   211   212   213   214   215   216   217   218   219   220   221