Page 245 - RY 65 nam file dung
P. 245
Hòa nơi đang lưu giữ một tập tục cổ xưa: Tục gọi gạo vào đêm 30 tết và nghe người
dân Hòa Làng nói khoác để... ôm bụng mà cười.
Bờ Nam dòng Ngao Cổ là miền đất Phúc Sơn với Nữ tướng Dương Thị Giã từ
thuở Hai Bà Trưng. Là đất Vân Cầu, với những di tích được nhắc đến tự cổ xưa: Đình
Lợ, Đình Vồng và dòng họ Dương sản sinh ra 18 vị Quận công có võ công hiển hách.
Tại đình chùa Vồng, hàng năm vào ngày 15 tháng giêng diễn ra Lễ hội đình Vồng và
cũng là lễ hội hàng tổng thứ 2 của Yên Thế xưa. Vân Cầu cũng là nơi phát tích của câu
phương ngôn sống mãi với thời gian: Trai Cầu Vồng Yên Thế. Không xa Song Vân là
đền Trũng xã Ngọc Châu - Khu di tích lịch sử văn hóa danh nhân Hoàng Hoa Thám.
Trong những địa danh của Tân Yên đậm đặc di tích lịch sử và sống động truyền
thống văn hóa làng xã còn phải kể tới Dương Lâm, Tân Trung, Nhã Nam với di tích
lịch sử văn hóa đình Dương Lâm, đình Hả, chùa Phố, Đồi Phủ, đình làng Chuông, đền
Gốc Dẻ...Vùng đất này cũng là địa bàn đầu tiên của Nghĩa quân Yên Thế trong việc tổ
chức trận đánh giặc Pháp tại Đức Lân Phú Bình ngày 16/3/1884, là nơi Đề Nắm tế cờ
đề cao chính khí “Thà chịu chết chứ không chịu nhục”. Nơi ghi nhận Hoàng Hoa
Thám tiếp tục sự nghiệp của Đề Nắm đánh cho giặc Pháp những trận kinh hồn, khiến
giặc Pháp vô cùng lúng túng phải ký hòa ước tới 2 lần. Khởi nghĩa của Nông dân Yên
Thế kéo dài gần 30 năm và cho tới tận bây giờ vẫn vang danh câu nói: “Ba mươi năm
giữ núi rừng; Danh ông Đề Thám vang lừng trời Nam”. Cùng với những danh lam cổ
tự, những công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, Tân Yên còn được biết tới với Văn
miếu Việt Lập - nơi tôn thờ các hiền sỹ của quê hương. Vào thời Lê - Mạc, Yên Thế
có 4 vị đỗ Tiến sỹ đồng xuất thân, đó là: Nguyễn Vĩnh Trinh, Nguyễn Đình Tấn,
Dương Thận Huy, Phùng Trạm thì tất cả đều ở Yên Thế hạ - Tân Yên và nằm bên bờ
bắc dòng Nhâm Ngao. Tân Yên cũng là mảnh đất có nhiều lễ hội, những sinh hoạt
văn hóa dân gian đặc sắc. Hầu như làng nào cũng có lễ hội, trong đó có nhiều lễ hội
tiêu biểu cả vùng miền. Khá nhiều làng quê ở Tân Yên được tôn vinh "Mỹ tục khả
phong", bởi có lịch sử lâu đời và những phong tục đẹp.
Tân Yên - miền quê bên bờ dòng sông cổ, tự hào với truyền thống văn hóa và
lịch sử với trên 300 di tích, trên 200 lễ hội lớn nhỏ. Trong đó 60 di tích và cụm di tích
đã được Nhà nước các cấp xếp hạng công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Ngày
10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định
xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với 23 điểm di tích lịch sử liên quan đến cuộc
Khởi nghĩa Yên Thế. Trong số này, trên địa bàn huyện Tân Yên có tới 12 di tích, cụm
di tích, đây là điều rất vinh dự và tự hào. Có thể nói, miền đất bên dòng Nhâm Ngao
mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa và tiềm ẩn giá trị kinh tế du lịch đang được những
thế hệ Tân Yên hôm nay khai thác, phát huy, để miền đất này, quê hương này ngày
thêm phồn phú.
244