Page 240 - RY 65 nam file dung
P. 240

QUÊ NHÀ TỎA BÓNG XANH TƯƠI

                                                                              Tùy bút của nhà văn Nguyễn Thị Mai Phương
                                                            Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Bắc Giang


                          Mỗi khi viết về mảnh đất Tân Yên quê nhà tôi vẫn thấy rưng rưng khó tả. Có lẽ

                  càng yêu thương sâu nặng càng khó giãi bày. Câu chữ không thể tả hết suối nguồn cảm
                  xúc vô tận về nơi chôn nhau cắt rốn - nơi lưu giữ quãng đời tươi đẹp của mình. Tuổi
                  thơ dường như còn đó, lộng lẫy và ngây thơ in trên cánh đồng làng bốn mùa xuân hạ
                  thu đông thay sắc. Còn đó mồ mả tổ tiên, ông bà, cùng những hy sinh cao cả của lớp

                  lớp cha anh từng ra trận mang lại tự do cho quê hương; còn đó tấm lòng thầy cô, bè bạn
                  ấm áp. Mỗi con đường, mỗi cánh đồng trải dài suốt từ Lan Giới, Nhã Nam, Lam Cốt,
                  Ngọc Châu, Ngọc Thiện,  Cao Xá, Cao Thượng, Phúc Hòa ... rồi về Hợp Đức, Liên
                  Chung, Việt Lập, Quế Nham... đều đầy ắp mơ ước và khát vọng của tiền nhân.

                         Tôi luôn mơ hồ nghe thấy tiếng lạo xạo sỏi cơm reo dưới chân mình trong mỗi

                  giấc mơ ở xa quê. Ngày xưa đường đất phủ sỏi cơm, bụi đỏ, xóm làng lấm láp, khó
                  nghèo. Bây giờ mọi thứ đã hoàn toàn khác, mấy chục năm trôi qua, con người Tân
                  Yên đã hiện thực hóa, đã biến khao khát của người xưa thành hiện thực. Xóm làng trù
                  mật, phố phường, nhà máy, trường học, bệnh viện... hiện đại, đường đi lối lại đã dần

                  thênh thang cứng hóa, rải nhựa hoặc đổ bê tông. Điện sáng như sao thay cho đèn dầu
                  loe hoe ngày cũ. Sản xuất nông nghiệp đã có máy móc hỗ trợ, xuất hiện ngày càng
                  nhiều cánh đồng năng suất cao, các cây, con đặc sản. Danh thắng cùng với bao trầm
                  tích văn hóa lịch sử trở thành di sản quý báu trải khắp mỗi xóm, làng, khu phố. Không

                  hiếm những khu dân cư giàu có, những mô hình kinh tế hiệu  quả, những ngôi làng
                  đáng sống…Nhiều danh thắng được khách xa biết đến như khu du lịch tâm linh núi
                  Dành  (Liên  Chung),  núi  Đót  (Phúc  Sơn),  Đồi  văn  hóa  kháng  chiến  ấp  Cầu  Đen
                  (Quang Tiến), Khu di tích nơi phát tích 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân (Nhã

                  Nam)…Nhiều sản phẩm nông nghiệp được xây dựng thương hiệu, có uy tín trên thị
                  trường như vú sữa Hợp Đức, sâm Nam núi Dành, lạc giống Tân Yên, tỏi tía Tân Yên,
                  mì gạo Châu Sơn… Riêng dòng sông Thương bồi đắp phù sa cho bao làng mạc, tạo
                  nên những huyền thoại trong đời sống tinh thần của nhân dân, sáng tạo ra những làn

                  điệu chèo, hát ống hát ví trữ tình sâu lắng. Đất địa linh sinh người quân tử, tinh hoa
                  của núi sông thẩm thấu vào tính cách con người Tân Yên thượng võ mà nhân hậu, bao
                  dung. Câu phương ngôn “Trai Cầu Vồng Yên Thế/ Gái Nội Duệ Cầu Lim” chính là
                  nói đến trai vùng đình Vồng, Song Vân ngày nay. Xưa Tân Yên còn được gọi là Yên

                  Thế hạ, đình, đền, nghè Vồng là nơi Đề Thám vẫn tổ chức lễ tế cờ mỗi khi ra trận.
                  Bây giờ có nhiều điểm di tích trên địa bàn huyện thuộc Cụm di tích Khởi nghĩa Yên
                  Thế (Di tích quốc gia đặc biệt).


                                                                239
   235   236   237   238   239   240   241   242   243   244   245